[Review] Top 8 Máy trợ giảng không dây nào tốt nhất hiện nay

Với các giáo viên thì máy trợ giảng là một trong những thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy. Với máy này, việc truyền tải các nội dung, các bài học sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp các thầy cô hạn chế được các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,….Để tìm hiểu chi tiết hơn về dòng máy trợ giảng không dây này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Máy trợ giảng không dây là gì?

Máy trợ giảng không dây là thiết bị chuyên dụng dùng để khuếch đại âm thanh một cách nhanh chóng. Máy có trọng lượng nhẹ, được coi là giải pháp hữu hiệu để thay thế cho hệ thống loa ampli nặng nề và phức tạp trước đây.Máy trợ giảng không dây

Cơ chế hoạt động của chiếc máy này đó là sử dụng âm thanh thu được từ micro không dây rồi truyền đến loa. Loa sẽ tiếp nhận những âm thanh này rồi tiến hành xử lý và khuếch đại ra ngoài với tần số lớn hơn, giúp người nghe nghe rõ ràng hơn.

Có nên sử dụng máy trợ giảng không dây không?

Máy trợ giảng không có dây thường có trọng lượng nhẹ và thiết kế khá gọn gàng, cho phép người sử dụng có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Không những vậy, mức giá cho một sản phẩm này cũng tương đối rẻ, rẻ hơn nhiều so với hệ thống loa và ampli.

Máy trợ giảng có khả năng khuếch đại âm thanh trong bán kính từ 15 – 30 m, cho phép người nói không cần nói to nhưng vẫn có thể truyền đạt đầy đủ thông điệp đến tai người nghe một cách rõ ràng nhất. Chính vì vậy, sử dụng thiết bị này có thể giúp người nói giảm nguy cơ mắc các bệnh như khàn tiếng, viêm họng hay viêm phế quản….

Đặc biệt, các loại máy trợ giảng không dây còn cho phép người dùng có thể thu sẵn các bài giảng tại nhà để sử dụng khi cần thiết. Chính vì những ưu điểm kể trên, hoàn toàn có thể khẳng định rằng sử dụng máy trợ giảng không dây là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất cho các giảng viên, giáo viên hay những người làm công việc liên quan đến truyền thụ, trao đổi kiến thức.

Tiêu chuẩn chọn mua máy trợ giảng không dây

Để mua được máy trợ giảng không dây tốt nhất, có một vài tiêu chí mà người mua cần lưu ý trong quá trình lựa chọn. Cụ thể như sau:

  • Lựa chọn máy trợ giảng dựa trên kiểu dáng thiết kế của sản phẩm. Bạn có thể căn cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như tính chất công việc để lựa chọn được mẫu máy trợ giảng cho phù hợp.
  • Dựa trên chất liệu của máy. Bạn cần biết rằng chất liệu có ảnh hưởng quyết định tới độ bền của máy. Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn những dòng máy làm từ nhựa PC, ABS hoặc thép không gỉ để có độ bền tốt nhất.
  • Dựa trên công suất , chất lượng âm thanh của máy. Máy trợ giảng có công suất càng lớn thì hiệu suất hoạt động càng cao. Bên cạnh đó, nên chọn loại có chất lượng âm thanh tốt, rõ ràng và tự nhiên.
  • Lựa chọn máy trợ giảng không dây dựa trên dung lượng pin. Bạn có thể lựa chọn máy có dung lượng pin phù hợp với thời gian bạn sử dụng. Ví dụ nếu bạn sử dụng liên tục máy từ 10 – 20 giờ thì nên chọn máy có dung lượng pin từ 1000 – 2500mAh và nên chọn pin lithium.
  • Lựa chọn mic trợ giảng: HIện nay, giá mic trợ giảng có mức từ 500.000đ đến cả chục triệu đồng. Bạn có thể dựa trên nhu cầu và khả năng chi tiêu của bản thân để lựa chọn mic trợ giảng cho phù hợp.
  • Lựa chọn địa chỉ bán, thương hiệu sản xuất có chế độ bảo hành tốt. Điều này  sẽ giúp người sử dụng thêm yên tâm hơn khi chọn mua sản phẩm.
XEM THÊM:  Top 5 ứng dụng, App giải toán hình học, đại số thần tốc trên điện thoại

Nên mua máy trợ giảng không dây hãng nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy trợ giảng không dây. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó phải kể đến các hãng dưới đây:Máy trợ giảng không dây

  • Máy trợ giảng Unizone: Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng tương đối nhẹ, được tích hợp nhiều tính năng, khả năng xử lý tạp âm tốt, âm thanh sống động, rõ nét.
  • Máy trợ giảng Sony: mức giá rất rẻ, chất lượng tốt, chế độ bảo hành ưu việt.
  • Máy trợ giảng Takstar: công suất cao, dung lượng pin tốt, thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và thời trang.
  • Máy trợ giảng Shidu: thiết kế đẹp, đa dạng về mẫu mã, hoạt động êm ái, bộ lọc âm tốt, có thể sử dụng trong hội trường rộng tới 50 – 70m2.
  • Máy trợ giảng Aepel: tích hợp nhiều tính năng, giúp người sử dụng có được màn thuyết trình hoàn hảo nhất.
  • Máy trợ giảng Aker: thiết kế nhỏ gọn, màu sắc tinh tế, giá bán hợp lý, tích hợp nhiều tính năng khác nhau.
  • Máy trợ giảng Shuke: công suất mạnh mẽ, dung lượng pin lớn, mẫu mã và màu sắc đa dạng.

Top 8 Máy trợ giảng không dây tốt nhất hiện nay

Để lựa chọn được mẫu máy trợ giảng không dây tốt nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo top 8 sản phẩm dưới đây. Đây đều là những loại máy trợ giảng được ưa chuộng nhất hiện nay, được người dùng đánh giá cao trong quá trình sử dụng.

1. Máy trợ giảng Shidu SD-718 không dây

Shidu SD-718 là một trong những dòng máy trợ giảng không dây được khuyên dùng nhất hiện nay. Máy có thiết kế đẹp mắt, màu sắc thời thượng với nhiều tính năng, có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của người sử dụng.Máy trợ giảng không dây

Trọng lượng của máy trợ giảng Shidu này khá nhẹ, chỉ vào khoảng 156g, kích thước nhỏ gọn nên rất dễ mang theo bên người. Thân máy được làm từ nhựa ABS vừa an toàn vừa có khả năng chịu lực tốt, giúp giảm tình trạng trầy xước khi chẳng may bị rơi, va quệt,…

Shidu SD-718 được thiết kế với màn hình LED rất tiện lợi. Các phím bấm vật lý của máy cũng được sắp xếp rất hợp lý, cho phép người dùng dễ dàng thao tác. Với dung lượng pin lên tới 1000mAh, người dùng có thể sử dụng Shidu SD-718 liên tục trong 12 tiếng đồng hồ.

Không những vậy, máy còn được trang bị thêm thẻ nhớ TF dung lượng 32GB cho phép bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn. Với công nghệ UHF, khả năng nhận tín hiệu và khuếch đại âm thanh của máy cũng rất tốt, cho phép sử dụng trong các hội trường có diện tích lên tới 100m2.

XEM THÊM:  [Review] Top 5 Bàn phím cơ Dareu nào tốt giá rẻ nhất hiện nay

Giá tham khảo: 1.299.000đ

2. Máy trợ giảng không dây Aporo T9

Aporo T9 cũng là một trong những mẫu máy trợ giảng được khuyên dùng hiện nay. Máy được trang bị công suất 40W với tần số UHF cực cao, cho phép người dùng có thể bắt và phát sóng trong vòng bán kính 30m.

Máy trợ giảng không dây

Dung lượng pin của máy cũng thuộc loại “khủng”. Với 2200mAh, Aporo T9 cho phép người dùng có thể sử dụng liên tục trong vòng 15 giờ đồng hồ. Thiết kế của máy cũng khá tinh tế, màu sắc hài hòa.

Không những vậy, máy còn được trang bị nhiều tính năng khác nhau như thẻ nhớ lưu trữ, cộng sạc USB cùng khả năng ghi âm REC rất tiện lợi.

Giá tham khảo: 1.200.000đ

3. Máy trợ giảng không dây của Sony: Sony SN-204W

Sony SN-204W là dòng máy trợ giảng không dây có công suất 30W với mức dải âm từ 100Hz đến 15kHz. Chính vì vậy, khả năng truyền âm thanh đến tai người nghe của máy rất tốt, âm thanh rõ ràng, không lẫn tạp âm.Máy trợ giảng không dây

Máy được làm bằng nhựa ABS có độ bền cao, hạn chế tình trạng trầy xước khi không may bị va đập. Thiết kế của máy cũng rất đẹp mắt, sang trọng với dây đeo tiện lợi, cho phép người dùng mang theo bên mình. Với dung lượng pin 1800mAh, bạn có thể sử dụng Sony SN-204W liên tục trong 10 giờ đồng hồ. Không những vậy, với nguồn điện 7.4V, bạn chỉ cần 3 – 5 giờ là có thể sạc đầy pin cho máy.

Đi kèm với Sony SN-204W là các thiết bị khác như bộ thu phát sóng với hiệu quả phát tín hiệu lên tới 70 – 100m2 cùng 2 micro sử dụng công nghệ wireless 2.4G giúp người dùng hạn chế được tối đa âm thanh rè.

Giá tham khảo: 1.500.000đ

4. Máy trợ giảng Takstar E220

Takstar E220 là dòng máy trợ giảng không dây được thiết kế hiện đại với nhiều tính năng hỗ trợ như cho phép chạy bài giảng qua thẻ TF hay cho phép phát nhạc qua sóng bluetooth. Máy có thể sử dụng được cả với micro có dây và không dây sóng FM.

Máy trợ giảng không dây

Máy có phần củ loa làm từ chất liệu đất hiếm, do vậy trọng lượng của máy siêu nhẹ, chỉ vào khoảng 195 gram. Công suất của loa lên tới 8W cho chất lượng âm thanh rõ ràng và trung thực. Ngoài ra, Takstar E220 còn được trang bị thêm chip Class F giúp âm thanh được khuếch đại tốt hơn, chất lượng âm êm tai.

Bên cạnh đó, với dung lượng pin lớn 1500mAh, máy trợ giảng không dây Takstar E220 này cho phép người dùng có thể sử dụng liên tục lên tới 10 giờ đồng hồ cùng thời gian sạc nhanh, chỉ khoảng 4 giờ.

Giá tham khảo: 890.000đ

5. Máy trợ giảng không dây Shidu SD-S611

Shidu SD-S611 là dòng máy trợ giảng không dây có thể hoạt động trong phạm vi 40m2. Máy được trang bị loa với công suất 10W cùng công nghệ khuếch đại âm thanh tốt, cho chất lượng âm to và rõ nét. Thiết kế micro của máy có độ nhạy cao cùng khả năng lọc tạp âm rất tốt, tạo nên những âm thanh có chất lượng chất.Máy trợ giảng không dây

Bên cạnh đó, chiếc máy trợ giảng này còn được trang bị cổng cắm USB cùng thẻ nhớ 64GB, cho phép người dùng có thể ghi nhớ, sao chép các bài giảng, các bài nhạc MP3 tốt nhất. Màn hình LED cho phép hiển thị các thông tin liên quan tới dung lượng pin, thời gian một cách rõ nét và tiện ích.

XEM THÊM:  [Review] Top 3 bút trình chiếu Logitech tốt nhất hiện nay

Với chiếc máy trợ giảng Shidu SD-S611 này, người dùng có thể sử dụng liên tục trong vòng 12 – 15 tiếng đồng hồ khi pin được sạc đầy. Thiết kế của máy cũng rất thời trang và sang trọng.

Giá tham khảo: 900.000đ

6. Máy trợ giảng Shidu SD-S613

Shidu SD-S613 là dòng máy trợ giảng không dây có công suất 18W, cho phép khuếch đại âm thanh lớn trong phạm vi bán kính 10 – 20m mà vẫn giữ được độ ổn định cao. Chất lượng âm thanh được truyền đi rất trung thực và chi tiết, micro của máy có độ nhạy cao cùng khả năng lọc tạp âm rất hiệu quả.

Máy trợ giảng không dây

Bên cạnh đó, chiếc máy trợ giảng Shidu SD-S613 này còn được tích hợp cổng kết nối USB cùng thẻ nhớ SD 32GB, cổng AUX cho phép người dùng có thể kết nối và phát nhạc từ máy tính như loa thông thường. Thiết kế của máy nhỏ gọn, rất dễ mang theo bên người.

Dung lượng pin của máy cũng khá cao, cho phép sử dụng liên tục trong thời gian dài, lên tới 15 giờ đồng hồ.

Giá tham khảo: 1.199.000đ

7. Máy trợ giảng không dây Sony SN-898Máy trợ giảng không dây

Sony SN-898 cũng là một trong những dòng máy trợ giảng được đánh giá tốt nhất hiện nay. Máy cho phép phát tín hiệu rõ nét trong vòng bán kính 15m. Công suất của máy lớn 25W cho khả năng truyền âm thanh rõ ràng cùng khả năng loại bỏ tạp âm rất tốt. Không những vậy, máy còn có thể điều chỉnh mức âm lượng, độ vang của âm thanh để giữ được tối đa chất giọng truyền cảm của bạn.

Đi kèm với Sony SN-898 là bộ micro cài tai, giúp người dùng thoải mái hơn trong giao tiếp, giảng dạy và truyền tải kiến thức đến mọi người. Máy cũng được hỗ trợ khe cắm USB để bạn có thể phát lại các bài giảng thuyết trình trước đó hoặc dùng chúng như một chiếc loa để giải trí.

Giá tham khảo: 1.500.000đ

8. Máy trợ giảng NewGood N311

NewGood N311 là dòng máy trợ giảng có công suất lớn 20W, đủ dùng cho phòng rộng 80m2 có thể hoạt động ổn định. Máy có kích thước nhỏ gọn, nằm trọn trong lòng bàn tay người sử dụng, được trang bị kết nối USB thẻ nhớ cùng các cổng kết nối ngoài khác.

Máy trợ giảng không dây

Bên cạnh đó, chiếc máy trợ giảng không dây này còn được thiết kế với lẫy gài, cho phép người sử dụng có thể đeo loa bên thắt lưng để mang đi mang lại rất thuận tiện. Dung lượng pin của máy lên tới 1800mAh, cho phép người dùng có thể sử dụng liên tục từ 8 – 15 giờ đồng hồ khi sạc đầy. Với viên pin lithium-ion 4.2V, bạn chỉ cần 4 – 6 giờ là có thể sạc đầy pin cho máy.

Giá tham khảo: 1.600.000đ

Trên đây là top 8 máy trợ giảng không dây được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Với những chiếc máy này, người dùng có thể truyền tải dữ liệu, kiến thức đến mọi người xung quanh tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ máy trợ giảng mà người sử dụng còn có thể hạn chế được các bệnh như khàn tiếng hay viêm họng, viêm phế quản do phải nói to, nói nhiều.

5/5 - (1 bình chọn)

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Phong Reviews
      Logo
      Enable registration in settings - general