Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương

Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương 1

Trong cuộc sống hằng ngày, bị thương do va quẹt, té ngã là việc khó lòng tránh khỏi. Những vết thương nhỏ tưởng chừng đơn giản nhưng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro khôn lường. Chẳng hạn như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, hoại tử, bại liệt não… Để tránh xa những biến chứng nguy hiểm trên, hãy dừng ngay 6 thói quen sau trong quá trình điều trị vết thương!

Dấu hiệu nhận biết vết thương nhiễm trùng

Da chính là lớp sừng ngoài cùng có vai trò như một “hàng rào” bảo vệ vững chắc. Chúng ngăn những tác nhân từ môi trường (bụi bẩn, vi khuẩn…) xâm hại cơ thể. Vậy nên khi bị thương, “hàng rào” này bị giảm hoặc mất đi chức năng bảo vệ da. Lúc này vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể khiến vết thương nhiễm trùng. Thậm chí là hoại tử hay nặng hơn nếu không khẩn trương xử lý.

Biểu hiện vết thương nhiễm trùng có thể khác nhau tùy vào vị trí và tác nhân gây ra. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến cần lưu ý:

  • Dịch mủ tiết trên bề mặt vết thương. Thường có màu vàng hoặc xanh lá.
  • Mùi hôi đặc trưng bởi có vi khuẩn phát triển. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng bởi mùi này có thể nhầm lẫn với mùi thường thấy của vết thương.
  • Đau nhiều và sưng tấy đỏ so với ban đầu.
  • Cơ thể uể oải, cảm thấy buồn nôn và dễ sốt li bì không dứt.

Top 6 thói quen nguy hiểm gây hại quá trình liền thương

Việc vết thương nhiễm trùng như trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên do cả khách quan lẫn chủ quan. Một số trường hợp không may bị thương trong môi trường ô nhiễm như công trường, đường phố… sẽ thường bị nhiễm trùng sau đó. Những tác động khách quan như môi trường đầu tiên, điều kiện sơ cứu… hiển nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Song, bên cạnh đó vẫn có nhiều yếu tố mà ta có thể chủ động, hạn chế nhằm tránh nhiễm trùng không đáng có. Sau đây là top 5 thói quen nguy hiểm cần loại bỏ ngay trong quá trình liền thương:

1. Dùng các loại chất kích thích trong quá trình lành thương

Cơ thể trong thời gian hồi phục cần một lượng bạch cầu nhiều hơn thông thường. Vì vậy nếu dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, trà, café, thuốc lá… sẽ ảnh hưởng khả năng sản sinh bạch cầu tự nhiên. Thông thường, những ai có thói quen này sẽ lâu lành hơn. Nếu các chất hại tích tụ quá nhiều còn có thể gây nhiễm trùng nặng.

 2. Không rửa tay, vệ sinh vết thương sạch sẽ

Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương 2

Vệ sinh là một trong những điều kiện cơ bản để giúp vết thương chóng lành. Tuy nhiên yếu tố này thường bị lơ là, xem nhẹ. Điển hình là không cẩn thận rửa tay, sát khuẩn dụng cụ chăm sóc vết thương. Tưởng chừng đơn giản nhưng việc này có thể là nguồn cội khiến từ vết thương nhỏ lại bị nhiễm trùng, lan rộng và nặng gấp nhiều lần. Khi vệ sinh không kỹ hoặc cách quá lâu không vệ sinh thì các vi khuẩn hàng ngày sẽ dễ dàng xâm nhập và cản trở vết thương phục hồi.

3. Chế độ ăn uống không kiêng cữ

Thực đơn ăn uống cũng vô cùng quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp khi cơ thể trao đổi chất. Vết thương không chỉ dễ nhiễm trùng mà còn nhiều nguy cơ để lại sẹo xấu và tối màu, thâm sạm nếu ta không kiêng cữ. Một số thức ăn “khắc” với vết thương có thể kể đến như: thịt bò, gà, trứng, nếp, rau muống, hải sản… Nếu ngay từ giai đoạn lành thương không cẩn thận thì quá trình điều trị sẹo chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại. Thậm chí sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí để sẹo mờ dứt điểm.

4. Băng bó vết thương sai cách

Băng bó vết thương thường cần thiết cho các vết thương hở hoặc diện tích rộng. Ngoài việc phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thì kỹ thuật băng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả lành thương. Nếu không băng hoặc băng lỏng lẻo thì bụi bẩn vẫn có thể len lỏi vào. Trái lại, nếu băng quá chặt có thể cản trở lưu thông máu cho việc tái tạo tế bào da. Cả hai tình huống đều khiến vết thương khó chịu và chậm lành.

5. Ít vận động

Vận động khi mang chấn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trao đổi chất cũng như lưu thông máu. Nếu ít vận động, cơ thể tăng áp lực lên một vùng da nhất định. Áp lực này có thể tạo ra tổn thương và tăng nguy cơ hoại tử. Ngoài ra, khi ta nằm hoặc ngồi lâu, vết thương dễ bị ẩm, tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.

Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương 3

6. Sử dụng thuốc bôi không an toàn

Bởi các vết trầy xước, va quẹt nhỏ có thể tự xử lý tại nhà nên không ít người thường chủ quan. Tuy nhiên, khi chưa xác định rõ loại vết thương và mức độ của chúng thì không nên tự ý sử dụng các thuốc bôi. Các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc bài thuốc dân gian có thể sẽ để lại hậu quả khôn lường cho bạn đấy.

Giải pháp chữa lành vết thương đơn giản, an toàn tại nhà

Loại bỏ các thói quen trên mới chỉ là “điều kiện cần” để vết thương tránh khỏi những nguy hiểm không đáng có. Ngoài ra, hãy chủ động lên kế hoạch chữa lành vết thương với gel Dermatix® Wound Care của thương hiệu Dermatix® nổi tiếng.

Sản phẩm là giải pháp chữa lành thương tiên tiến được chứng minh lâm sàng giúp chăm sóc vết thương trong môi trường ẩm. Đây là cơ chế hiện đại nhằm khắc phục các khuyết điểm của phương pháp trị thương truyền thống.

  • Hydrogel thông minh và lành tính

Hydrogel thông minh là thành phần chính trong gel trị thương Dermatix® Wound Care. Gel hoạt động theo cơ chế cân bằng ẩm tương thích từng loại vết thương. Với vết thương khô, Polyme ngậm nước (Hydrated Polymer) giải phóng nước vào vết thương để tăng độ ẩm. Trái lại, Polyme khử nước (Dehydrated Polymer) hút nước từ vết thương để giảm độ ẩm. Duy trì vết thương ở mức ẩm lý tưởng sẽ giúp rút ngắn thời gian liền thương.

Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương 4

Bên cạnh đó, gel Wound Care còn có khả năng giảm đau và làm mát vùng da thương tổn. có đến 80% người dùng đánh giá cao khả năng làm mát của Dermatix® Wound Care. Họ cảm thấy được giảm thiểu cơn đau nhanh chóng sau khi thoa. Ngoài ra, các chất Carnosine và Emollients được tích hợp trong công thức trị thương của Dermatix® Wound Care sẽ giúp kích thích sản sinh collagen bồi đắp vết thương và làm mềm da trở lại.

  • Giải pháp chữa lành thương an toàn, không chứa Paraben

Là sản phẩm thúc đẩy quá trình trị thương nhưng gel Dermatix® Wound Care được kiểm chứng lâm sàng vô cùng lành tính. Xuyên suốt quá trình sử dụng, gần như 100% bác sĩ nhận xét tích cực về độ dung nạp của sản phẩm vào cơ thể. Không có rủi ro hay phản ứng có hại nào được ghi nhận trong quá trình sử dụng . Thành phần được ghi nhận hoàn toàn không chứa Paraben độc hại. Đặc biệt, gel Dermatix® Wound Care phù hợp cho hầu hết vết thương từ trầy xước, lở loét đến phẫu thuật hay bỏng cấp độ 1. Và dù là vết thương gì, gel Wound Care vẫn được khuyến cáo sử dụng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp quá trình liền thương đạt hiệu quả tốt và dễ dàng hơn cho việc trị sẹo sau này.

Dừng ngay 6 thói quen nguy hiểm trong quá trình điều trị vết thương 5

Hãy đều đặn dùng Dermatix® Wound Care chữa lành thương từ 1-2 lần/ngày, sau khi làm sạch vết thương bằng nước muối. Duy trì đến khi vết thương đóng miệng (khô mài), bạn có thể chuyển sang điều trị sẹo ngay từ sớm với Dermatix® Ultra hoặc Dermatix® Ultra Kids. Với “bộ đôi” sản phẩm trị thương – mờ sẹo từ Dermatix®, mọi vết thương và sẹo không còn là rào cản với bạn!

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general