3 Cách làm bánh đúc nóng 3 miền thơm ngon, nóng nổi tại nhà

Bánh đúc nóng là món ăn vặt quen thuộc, nhất là vào tiết trời se lạnh cũng như hợp khẩu vị của nhiều người. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được 3 cách làm bánh đúc thơm ngon với các bước siêu đơn giản. Chỉ cần đầu tư chút công sức, thời gian là bạn cùng gia đình sẽ có món bánh đúc nóng ăn sáng siêu chất lượng rồi!

1. Cách làm bánh đúc miền Bắc

Bánh đúc nóng là món ăn bình dân được làm ra từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Bên cạnh công thức, kỹ thuật chế biến thì bạn cũng cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột gạo: 200g
  • Bột năng: 200g
  • Bột nếp: 200g
  • Thịt băm: 200g
  • Nước lọc: 1 lít
  • Hành tím
  • Nấm hương, nấm mèo 20g
  • Dầu ăn
  • Gia vị thông dụng

cach-lam-banh-duc-1

Cách làm bánh đúc

Bước 1: Làm nhân bánh

Đầu tiên bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 2 thìa cà phê dầu ăn cùng hành tím và tỏi vào phi thơm;

Tiếp tục cho 200g thịt băm, 15g nấm hương và nấm mèo đã ngâm cho nở xào cùng, đảo đều tay;

Nêm ¼ thìa cafe muối, ½ thìa cafe hạt nêm và ¼ thìa cafe hạt tiêu vào, sau đó đảo đều để các gia vị thấm vào thịt. Tiến hành đảo khoảng 10 – 15 phút tới khi nhân chín thì tắt bếp và bắc chảo ra.

Bước 2: Làm nước chấm

Chuẩn bị một chiếc bát to và cho khoảng 400ml nước nóng vào tô, thêm 50g đường và 50ml nước mắm vào và khuấy đều. Sau khi nước chấm nguội bạn mới cho thêm tỏi và ớt đã băm vào.

Bước 3: Trộn bánh đúc nóng

Trộn 200g bột gạo, 120g bột năng cùng 60g bột nếp, sau đó đổ 1,5 lít nước vào nồi, khuấy đều và bắc lên bếp.

Khi nấu trên bếp bạn hãy dùng muỗng đảo thật đều tay, đến khi bánh đúc được sánh, mịn và đặc lại thì cho thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào. Tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi bánh đúc trong lại thì tắt bếp.

Thưởng thức thành phẩm

cach-lam-banh-duc-2

Múc bánh ra bát và cho thêm một chút thịt băm lên trên, rắc chút hành phi và ngò rồi chan phần nước chấm. Bánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn, có sự dẻo mịn thơm nhẹ dùng kèm với nhân thịt nấm đậm đà, đan xen cùng nước mắm chua ngọt, cay cay quên lối về.

2. Cách làm bánh đúc miền Trung

Món bánh đúc miền Trung sẽ cần nhiều thời gian để chế biến hơn. Tuy nhiên, thành phẩm lại ngon cũng như không hề thua kém hương vị của miền Bắc đâu nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo Khang Dân hoặc loại gạo cứng: 1kg
  • Vôi ăn trầu;
  • Muối;
  • Lá chuối;
  • Dầu ăn;
  • Dụng cụ: Cối xay bột (máy xay sinh tốt), nồi, chén, mâm;

Cách làm bánh đúc

  • Bước 1: Bạn mang 1kg gạo bạn ngâm trong 3 ngày, để tránh bột bị mua mỗi lần ngâm thì hãy cho 1 ít muối và nhớ mỗi ngày thay 1 lượt nước. Sau đó hãy mang đi xay mịn với máy xay sinh tố hoặc cối xay với tỉ lệ gạo: nước là 40/60.
  • Bước 2: Vôi mang hòa tan trong nước lạnh, lắng lọc và chắt lấy phần nước vôi trong ở trên, lấy 1 lít nước.
  • Bước 3: Đặt nồi lên bếp sau đó cho nước vôi trong vào nồi đun sôi. Khi nước vôi trong sôi thì bạn hãy đổ thật nhanh bột vào đồng thời khuấy liên tục để bột không bị vón cục.
  • Bước 4: Khuấy liên tục để bánh mịn cũng như không bị vón cục ở lửa đun vừa. Đến khi bột bánh vớt lên không bị đứt đoạn mà chảy dài nối nhau là bánh đã chín.
  • Bước 5: Sau đó bạn múc vào những chiếc chén đã sắp sẵn, lót lá chuối ở dưới. Lưu ý là việc múc bánh phải thực hiện thật nhanh lúc bột còn nóng chứ để nguội bột đông lại không thể múc ra.

Thưởng thức thành phẩm

cach-lam-banh-duc-3

Bạn hãy đợi cho bánh đúc nguội mới thưởng thức, đặc biệt là có thể ăn kèm với xáo thịt bò, thịt lợn,…tùy sở thích. Bạn sẽ thấy được sự mềm mịn, béo bùi của bánh đúc cùng với các hương vị thơm ngon khác từ topping đi kèm, cực kỳ đã.

3. Cách làm bánh đúc miền Tây

Nếu bạn đã quá quen với món bánh đúc miền Bắc, miền Trung thì tại sao không vào bếp thử cách làm bánh đúc miền Tây để thay đổi khẩu vị nào?

Chuẩn bị nguyên liệu

Phần bột bánh:

  • Bột gạo 450g;
  • Bột năng 35g;
  • Nước cốt dừa đặc 500ml;
  • Nước cốt dừa loãng 1,3 lít.

Phân nhân bánh:

  • Củ sắn: 700g;
  • Cà rốt 200g;
  • Thịt nạc 400g;
  • Tôm khô 20g;
  • Thịt mỡ 50g;
  • Hành tím 7 – 8 củ;
  • Hành lá;
  • Ngò rí 4 tép;
  • Dầu điều 2 muỗng canh;
  • Gia vị thông dụng

Cách làm bánh đúc

Bước 1: Pha bột bánh

Bạn cho 450g bột gạo cùng 35g bột năng vào tô lớn, từ từ 500ml nước cốt dừa đặc vào khuấy đều. Kế đó cho thêm 1,3 lít nước cốt dừa loãng, 1 muỗng cafe muối ăn và khuấy đều. Sau đó lọc toàn bộ số bột qua rây để loại bỏ phần bột vón cục và thu được hỗn hợp bột bánh mịn.

Sau khi đã lược bột thì bạn cho bột nghỉ trong thời gian 15 – 30 phút.

Bước 2: Hấp bánh

Bột sau khi nghỉ khoảng 15 phút thì mang đi hấp, bạn sử dụng khuôn hình tròn với đường kính khoảng 30cm. Trước khi cho bột vào khuôn hãy phết một lớp dầu mỏng trong lòng khuôn cũng như làm nóng cùng với nồi hấp khoảng 10 phút. Bnaj hấp bột bánh theo từng lớp cho đến khi hết bột là được.

cach-lam-mon-banh-duc

Hấp ở lửa lớn trong vòng 10 phút và tiếp tục cho lớp bột thứ 2 lên cũng hấp trong thời gian 10 phút. Nhìn chung công đoạn này thực hiện lặp lại cho đến khi hết bột và ở lớp cùng hấp trong thời gian 20 phút để bánh đúc chín hoàn toàn. Bạn kiểm tra bằng cách dùng que xóc vào phần bột và nếu không thấy dính vào que nghĩa là bột đã chín.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh

Tôm khô mang rửa sạch, ngâm với nước cho nở sau đó để ráo. Hành tím, hành lá, ngò rí thái nhỏ, củ sắn và cà rốt thái hạt lựu.

Thịt cắt nạc, thịt mỡ cắt nhỏ sau đó mang đi xay nhuyễn. Nếu không thích thịt mỡ bạn có thể sử dụng phần thịt nạc thôi nhưng nếu có một ít thịt mỡ sẽ giúp nhân bánh được béo và không bị khô.

Bước 4: Xào chín nhân bánh

Bắc chảo lên bếp và cho dầu vào phi thơm hành tím. Khi hành tím ngả vàng bạn chắt qua rây và để ráo dầu. Tiếp tục cho tôm vào chảo rồi đảo đều ở lửa vừa, thêm cà rốt vào xào trong 1 phút.

Sau đó thêm thịt xào cùng trong 2 phút và cho củ sắn, dầu điều vào đảo đều. Sau đó nêm nếm gia vị theo tỉ lệ 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cafe bột ngọt cùng 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu hào.

cach-lam-banh-duc-4

Tiếp tục xào đều tay để nhân ngấm đều gia vị, chú ý là không nêm gia vị quá mặn vì bánh đúc còn được ăn kèm với nước chấm. Cuối cùng thêm hành lá, ngò rí cùng với hành tím đã phi thơm vào rồi rắc một ít tiêu để có được mùi thơm cũng như màu sắc cho nhân.

Bước 5: Làm nước mắm

Nguyên liệu để làm nước mắm sẽ có nước cốt chanh, Nước mắm, đường, nước lọc, tỏi, ớt băm. Bạn hãy cho nước cốt chanh, đường vào nước lọc sau đó khuấy cho tan. Sau khi tan đường thêm tỏi, ớt băm vào rồi cho thêm nước mắm. Bạn nêm nếm cho vừa khẩu vị và có thể tăng giảm số lượng đường và nước mắm sao cho phù hợp.

cach-lam-mon-banh-duc

Thưởng thức thành phẩm

Bánh đúc miền Tây sau khi chín để nguội sẽ được cắt thành miếng vừa ăn. Nên thoa một lớp dầu mỏng ở trên dao để giúp việc cắt bánh dễ dàng hơn. Cho bánh ra đĩa, thêm nhân lên trên sau đó chan nước mắm vào là đã có thể thưởng thức. Bột bánh đạt là khi ăn sẽ cảm thấy mềm kèm với nhân đậm vị cùng với mùi thơm của tôm khô, béo của thịt.

Trên đây là 3 cách làm bánh đúc 3 miền thơm ngon, cực kỳ đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Vậy nên còn chờ gì mà không chuẩn bị các nguyên liệu và bắt tay ngay vào bếp để thực hiện món ăn tuyệt vời này nào!

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general