Cơm rượu được biết tới là món ăn đặc trưng và phổ biến nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ của Việt Nam. Bởi vậy món ăn này được khá nhiều gia đình chọn mua để thưởng thức, hưởng ứng ngày lễ của dân tộc. Tuy nhiên lại có nhiều người lo lắng việc mua cơm rượu ở ngoài không đảm bảo vệ sinh an toàn. Nếu bạn cũng suy nghĩ như vậy thì tại sao không tham khảo 5 cách làm cơm rượu tại nhà sau đây, đảm bảo đơn giản nhưng vẫn chuẩn vị thơm ngọt.
1. Cách làm cơm rượu miền Bắc
Cơm rượu miền Bắc rất được ưa chuộng, nhất là khi làm từ loại nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp, mang tới hương vị thơm ngon say lòng người.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo nếp: nửa cân
- Men: 6g ( 3 viên).
- Nước sạch: 0.5 lít.
- Muối, lá chuối
- Dụng cụ: nồi nấu cơm, bình ủ rượu…
Cách làm cơm rượu miền Bắc
Bước 1: Đầu tiên đem gạo nếp ra vo dưới nước sạch từ 2 đến 3 lần để loại bỏ các hạt sạn, chấu, hạt cỏ… Tiếp đó bỏ gạo vào khay hoặc chậu nhựa để ngâm với nước khoảng 1 tiếng, vớt gạo nếp ra và để ráo nước.
Bước 2: Khi gạo ráo nước thì hãy cho một chút muối vào và trộn đều trước khi nấu. Bạn có thể nấu cơm nếp như bình thường hoặc nấu cơm tẻ hằng ngày bằng nồi cơm điện, nồi hấp, bếp ga…
Bước 3: Sau khi cơm đã chín đem bỏ cơm ra các khay hoặc mâm để làm nguội nhanh hơn. Trong lúc chờ cơm nguội bạn đem men rượu ra dã nhuyễn, lọc lấy bột mịn và bỏ chấu.
Bước 4: Sau khi cơm đã nguội đem trộn đều cơm với bột men rượu cho hòa quyện.
Bước 5: Cho cơm nếp đã trộn đều cùng với men rượu vào trong bình, lọ đã chuẩn bị trước đó. Quá trình cho cơm vào bình bạn cần ném nhẹ cơm xuống để việc lên men diễn ra nhanh chóng hơn.
Bước 6: Thời gian ủ cơm rượu khoảng từ 3 đến 5 ngày, thời gian ủ có thể rút ngắn lại đều phụ thuộc vào chất lượng men rượu. Khi kiểm tra thấy bình đựng cơm rượu có mùi thơm, nước từ cơm rượu bắt đầu được tiết ra và ăn có vị ngọt là đạt tiêu chuẩn.
2. Cách làm cơm rượu miền Trung
Món cơm rượu miền Trung thường sử dụng gạo nếp ngỗng hạt dài, màu trắng sữa tự nhiên. Hơn nữa cơm rượu miền Trung thường được nặn thành hình vuông nhỏ nhắn, khá tỉ mỉ và đẹp mắt.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 kg gạo nếp ngỗng
- Men ngọt
- Muối, đường, nước lọc
- Lá chuối
Cách làm cơm rượu miền Trung
Bước 1: Ngâm gạo nếp
Đầu tiên bạn vo sạch gạo nếp và ngâm nước trong 8 giờ sau đó vớt lên và để ráo nước.
Bước 2: Hấp cơm gạo nếp
Gạo nếp sẽ được đem hấp 2 lần để chín ngon và dẻo hơn
- Lần 1: Cho gạo nếp vào trong nồi hấp khi đạt đến độ trong thì đảo đều lên cho nguội bớt.
- Lần 2: Tiếp tục đồ xôi tới khi xôi chín đều, dẻo, ngon thì cho bộ xôi vào trong khay, dùng vật nặng nén chặt xôi lại.
Bước 3: Trộn men ngọt với xôi
Giã men thật mịn và rắc đều men lên xôi khi xôi còn hơn âm ấm, dùng dao cắt xôi thành từng miếng vuông vức. Tiếp tục rắc men lên các cạnh khác của cơm rượu, sau đó cuốn từng miếng cơm rượu bằng lá chuối.
Bước 4: Cách ủ cơm rượu
Lần lượt xếp cơm rượu đã bọc lá chuối vào trong rá để ủ, ở phía trên bọc 1 lớp lá chuối, phía dưới thau sạch hứng nước cơm rượu. Sau khoảng 3 ngày thì cơm rượu dậy mùi, bạn bóc vỏ lá chuối, cho từng viên cơm rượu vào trong hũ. Sau đó lấy nước cơm rượu đã hứng đổ vào trong hũ rồi để thêm 1 ngày là dùng được.
3. Cách làm cơm rượu truyền thống
Nhắc đến cơm rượu truyền thống chính là nhắc đến độ dẻo dai của cơm cùng với mùi thơm, vừa thơm vừa thanh của rượu.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo nếp 500 gram
- Men cơm rượu 4 viên ( men ngọt)
- Nước lọc
- Muối ăn
Cách nấu cơm rượu truyền thống
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Với cách nấu cơm rượu truyền thống này bạn chỉ cần vo sạch gạo nếp là đã có thể bắt tay vào làm món cơm rượu ngay nếu bạn không có thời gian ngâm.
Để tránh nếp bị lẫn tạp chất thì quá trình vo gạo nếp, bạn cần cẩn thật sàng lọc cát, sạn, … Nhưng đừng vo quá kỹ vò dễ làm mất chất dinh dưỡng của gạo nếp. Tới khi đã vo sạch, bạn hãy vớt gạo ra và để ráo gạo nếp.
Bước 2: Nấu cơm gạo nếp
Bạn bắt đầu cho phần gạo nếp đã vo sạch và ráo vào nồi, cho thêm nửa thìa cà phê muối vào, đảo đều để muối bám đều vào gạo nếp. Tiếp đó cho thêm nước lọc vào nồi để nấu cơm và lưu ý dừng đổ quá nhiều nước, cho vào một lượng vừa đủ sấp mặt gạo.
Bước 3: Giã nhuyễn men rượu
Bạn lấy các viên men rượu, chừng 3 viên là được mang đi nghiền nhỏ, giã nát thành bột. Bạn muốn làm nhanh chóng tiết kiệm nhất thì có thể tận dụng máy xay sinh tố tại nhà để làm nhỏ men rượu ngọt.
Bước 4: Làm cơm rượu
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, bạn tiến hành rắc men và ủ cơm rượu.
Đầu tiên bạn cần làm tơi phần cơm gạo nếp, lấy cơm ra một chiếc khay to, phẳng và trải mỏng rồi để cơm nguội bớt một cách tự nhiên. Nếu bạn gấp gáp hoàn toàn có thể dùng đến quạt gió tuy nhiên cách này dễ làm cơm gạo nếp khô không đều.
Sau khi cơm đã nguội bớt và còn hơi ấm ấm thì rắc đều men lên cơm. Để quá trình lên men cơm rượu được đều thì bạn nên chia phần men ra 2 phần. Một phần bạn rắc mặt trên của cơm còn một phần bạn lật cơm lên và rắc mặt còn lại.
Tiếp đó dùng các dụng cụ hỗ trợ như thìa, khay, đũa để đảo đều để cơm gạo nếp thấm đều men.
Nắm cơm rượu nếp thành từng phần nhỏ, để vào rổ đựng, đậy nắp kín. Để ở chỗ thoáng mát chừng 4-5 ngày là cơm đã lên men, có thể dùng được.
4. Cách làm cơm rượu từ gạo lứt
Trên thực tế thì cách làm cơm rượu gạo lứt không hề khó như chúng ta nghĩ. Chỉ cần bạn nắm nước một số bước cơ bản sau là sẽ có ngay những bát cơm rượu gạo lứt cực ngon tại nhà:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 kg gạo nếp lứt
- 100g males ngọt
- 1 bình thủy tinh
- Dụng cụ thông dụng
Cách làm cơm rượu từ gạo lứt
Bước 1: Cho gạo vào rổ và vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu đồng thời ngâm gạo lứt từ 6-7 tiếng.
Bước 2: Vớt gạo và rửa lại bằng nước lạnh, cho vào nồi nấu, lưu ý đảo cơm để không bị nhão.
Bước 3: Lúc cơm chín bạn xới cơm đều lên, tiếp đó xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều để cơm được nguội tự nhiên.
Bước 4: Lúc cơm ấm bạn cho males rượu đã chuẩn bị trước đó vào, dùng đũa đảo đều cơm và males rượu và cho cơm vào bình thủy tinh. Sau khoảng 3-5 ngày là đã có thể mang thể sử dụng cơm rượu gạo lứt hoặc bạn đem đi chưng chứa để lấy rượu gạo lứt đều được.
5. Cách làm cơm rượu nếp cẩm
Gạo nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như cực tốt cho dạ dày. Đặc biệt, cơm rượu nếp cẩm sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng cũng như giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Nguyên liệu
- 1kg Nếp than
- 50g Men cơm rượu
- Dụng cụ thông dụng
Cách làm cơm rượu nếp cẩm
Bước 1: Nếp cẩm bạn ngâm nước lạnh, để qua đêm, sau đó vo thật sạch rồi để ráo. Cho nếp cẩm vào nồi cơm điện và đổ nước xâm xấp mặt, nấu tới chín. Khi nếp cẩm chín, cho ra mâm và trải đều để cơm hơi ấm ấm.
Bước 2: Men cơm rượu bạn cho vào cối và xay nhuyễn, tiếp đó cho men cơm rượu qua rây, rắc lên cơm nếp, dùng đũa trộn đều.
Bước 3: Bạn lấy giấy bạc và cắt một số lỗ nhỏ trên giấy, cho cơm đã trộn men vào, gói kín lại. Đặt một cái chén hoặc đĩa vào nồi, bọc cơm rượu vào rồi đậy nắp nồi kín lại. Bạn để ủ cơm rượu ở nơi thoáng mát khoảng 2-3 ngày.
Bước 4: Sau thời gian ủ thì mở ra kiểm tra, thấy cơm rượu thơm và có độ nồng như ý là đã dùng được. Cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần, khi ăn chỉ cần múc cơm rượu nếp cẩm ra chén, ăn sữa chua đều được.
Hy vọng với 5 cách làm cơm rượu trên đây bạn sẽ tự tay chuẩn bị được cho gia đình món ăn truyền thống vào Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao mà cơm rượu cũng là sự lựa chọn để mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người!