Như chúng ta đã biết, chân giò hầm thuốc bắc không chỉ đơn thuần được xem là một món ăn hằng ngày mà nó là một bài thuốc vừa bổ vừa ngon. Hơn nữa, cách chế biến món chân giò hầm thuốc bắc không quá phức tạp, cực đơn giản và dễ làm. Hãy cùng vào bếp để thực hiện món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng này cho gia đình ngay nha.
Cách nấu giò heo hầm thuốc bắc bổ dưỡng nên biết
Chân giò hầm thuốc bắc chính là gợi ý hoàn hảo dành cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc mới khỏi bệnh. Món ăn này xuất phát từ món ăn của người Hoa giúp bổ sung nhanh chóng dinh dưỡng cho cơ thể sau một thời gian dài suy kiệt. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, chân giò hầm thuốc bắc sẽ giúp chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có lượng sữa tốt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Để có thể chế biến một món ăn đầy đủ và ngon trọn vị thì nguyên liệu là yếu tố bắt buộc. Sau đây, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản để làm 1 phần giò heo hầm thuốc bắc cho 4 người.
Hơn nữa, tùy vào khẩu vị người ăn, bạn có thể biến tấu và cân đối số lượng các nguyên liệu khác sao cho phù hợp.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- Chân giò heo: 1kg
- Thuốc bắc gồm các vị như hạt sen, cao kỳ tử, thục địa, kim châm, táo tàu, hoài sơn, nhãn nhục.
- Nấm đông cô (nấm hương): 100g
- Hạt sen tươi: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Củ năng: 1 củ
- Dừa xiêm: 1 quả
- Rau xà lách xoong: 200g
- Hành tây: 1/4 củ
- Gia vị gồm hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, nước tương, gừng, hạt tiêu 1
Cách làm chân giò hầm thuốc bắc đơn giản và hấp dẫn
Bước 1: Sơ chế chân giò
Nhận thấy sơ chế là khâu đặc biệt quan trọng, giúp loại bỏ mùi hôi và đảm bảo màu sắc món ăn đẹp mắt cho chân giò.
- TRước hết, sau khi mua giò heo về, bạn hãy sử dụng dao cạo sạch lông và các lớp biểu bì còn dính trên da. Đồng thời, pha sẵn một thau nước muối loãng, sau khi chân giò được cạo sạch thì rửa lại với nước muối. Nhờ rửa nước muối sẽ giúp chân giò heo thêm phần trắng hơn cũng như giúp khử mùi tốt hơn. Đặc biệt hơn là cần lưu ý chà rửa thật kỹ phần móng heo, vì đây là phần nhiều da chết và bụi đất nhất.
- Sau khi đã rửa sạch chân giò, bạn cần hơ chân giò cho cháy xém. Đơn giản hơn bạn có thể sử dụng đèn khò để tiết kiệm thời gian, hoặc quấn giò heo vào giấy bạc sau đó bật bếp nướng. Ngoài ra, một số gia đình thì chặt giò heo thành khúc sau đó áp chảo giò heo. Cách nào cũng đều được, bạn chỉ cần đảm bảo chân giò có cháy xém bên ngoài.
- Tiếp đến, bạn hãy rửa lại chân giò đã hơ lửa dưới vòi nước sạch, lưu ý rằng hãy loại bỏ các lớp bụi than có trên chân giò để đảm bảo an toàn. Cho chân giò ra một cái rõ lớn và để ráo. Sau đó, sử dụng dao to và chặt chân giò thành từng khoanh nhỏ vừa.
- Khi chân giò đã thành các khoanh vừa ăn, bạn ướp gia vị cho chân giò theo tỉ lệ bột ngọt và muối, mỗi loại ½ thìa cà phê. Hơn nữa, bạn có thể thêm vào khoảng 2 thìa canh nước cốt hành tím. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp, sau đó ướp trong khoảng 10 phút.
Bước 2: Sơ chế phần thuốc bắc và các nguyên liệu còn lại
Bước này nhìn chung khá đơn giản. Bạn chỉ cần lưu ý nhỏ là các nguyên liệu cần được rửa sạch, ráo nước và củ quả thì thái miếng vừa ăn.
Đối với phần thuốc bắc, thì việc cần làm là ngâm thuốc bắc cho nở, sau đó rửa sạch lại và để ráo nước.
Đối với phần củ quả, chúng ta sẽ làm như sau:
- Cà rốt: Bạn hãy gọt vỏ và rửa sạch sau đó thái miếng vừa ăn.
- Củ năng: Tiến hành gọt vỏ và rửa sạch với nước rồi cắt ra làm đôi.
- Nấm hương: Rửa nấm và ngâm cho nở sau đó cắt chân và để ráo.
- Còn Hành tím: đem nướng cho thơm sau đó rửa sạch cho hết bụi, để ráo nước.
Bước 3: Hầm móng giò cùng thuốc bắc
- Để giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu thì nồi áp suất chính là dụng cụ đắc lực mà bạn nên sử dụng. Hãy cho vào nồi gồm chân giò đã thui thơm và cắt khúc cùng nước dừa xiêm, thuốc bắc, nấm hương, hành tím cùng cà rốt và củ năng.
- Lần lượt bạn nêm vào nồi muối và bột ngọt, mỗi loại nửa muỗng cà phê. Sau đó, bạn cài đặt bảng thời gian 15 phút.
- Sau khi đã hầm được 15 phút, bạn tắt bếp rồi, mở nắp và thêm vào 800ml nước. Hãy cho tất cả các loại rau củ còn lại vào. Rồi bạn nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương, bạn tiếp tục hầm cho đến khi các nguyên liệu rau củ chín.
Bước 4: Hoàn thành món ăn
Khi thấy chân giò đã được hấp chín, bạn múc ra bát và rắc lên trên một ít ngò và lá quế. Thịt chân giò chín mềm, không nát và quyện hương thơm từ thuốc bắc sẽ mang tới vị ngon hấp dẫn khó lòng chối từ.
Một số lưu ý khi làm chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon
Để chế biến món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon đúng điệu, bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ khi chọn nguyên liệu như sau:
Cách chọn chân giò:
- Chọn chân giò nhiều gân để món ăn ngon hơn và hấp dẫn.
- Bạn có thể chọn chân giò trước vì phần này xương ống nhỏ, nhiều thịt và ít mỡ. Mặc Dù vậy cũng không nên chọn phần quá nạc, mà hãy chọn phần chân giò đảm bảo xen lẫn nạc mỡ vừa phải.
- Ngoài ra, bạn cần chọn thịt thật kỹ, lưu ý về độ tươi ngon và không có dấu hiệu bốc mùi.
Cách chọn rau củ:
- Đối với rau củ, bạn nên chọn rau củ tươi và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đối với hạt sen, bạn nên chọn hạt sen Huế để có độ bùi và thơm ngon.
- Thuốc Bắc nên mua tại địa chỉ uy tín, có thể mua tại tiệm thuốc hoặc các cửa hàng đồ khô.
Trên đây là một số thông tin về cách nấu món chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, bổ dưỡng. Nhờ hương vị thanh đạm cùng giá trị món ăn sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho cả gia đình. Vậy còn chần chờ gì nữa, bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu và trổ tài nấu món ăn tuyệt ngon thôi nào.