Rằm tháng giêng – Ngày lễ ý nghĩa quan trọng của người Việt

Ngoài ngày Tết Nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Với nhiều câu chuyện và ý nghĩa đằng sau ngày lễ này, bạn đã biết chúng chưa? Cùng tìm hiểu về ngày lễ rằm tháng Giêng cực quen thuộc với người Việt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của Rằm tháng giêng (Tết Nguyên Tiêu)

Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm của nước ta. Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch.

ram-thang-gieng-1

Câu chuyện mở đầu khi các cung nữ mỗi khi dịp xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra khỏi cung để thăm gia đình. Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi, và đưa ra kế sách là vua và hoàng tộc nên lánh nạn để ra ngoài cung, trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn để giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần. Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này và từ đó, vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng. Phong tục này được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, Tết Nguyên Tiêu có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.​

Cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian với nhiều giai thoại khác nhau. Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán cũng như nhiều ngày Tết khác của người Việt, đều có sự ảnh hưởng từ các tích truyện của Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam, qua sự tiếp biến văn hóa, các phong tục, ngày lễ này đều có sự thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, nước ta đồng thời có sự du nhập của Phật giáo, ảnh hưởng đến nhiều phương diện truyền thống, trong đó có ngày Tết Nguyên Tiêu. Nhờ sự hỗn dung văn hóa này, Tết Nguyên Tiêu cũng có ít nhiều sự biến đổi.

Ý nghĩa của ngày Rằm Tháng Giêng

Ý nghĩa thực tế của dịp lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rất nhiều trong xã hội hiện nay. Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).

Dịp rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành.

Mâm cỗ cúng gia tiên trong ngày Rằm Tháng Giêng

Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, thì các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên có thể giống cơm cúng mùng 1. Những mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng thường là đồ mặn, gồm 4 bát và 6 dĩa (có thể nhiều hơn).

  • 4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
  • 6 dĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình sẽ dời giờ cúng vào buổi tối. Thực tế, dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng nhiều ít thì tấm lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, giúp tâm nguyện được chứng giám.

ram-thang-gieng-2

Đặc biệt, dù cúng chay hay mặn thì phải có đầy đủ trái cây, chè xôi, đèn ở bàn Phật và Bồ Tát. Bàn thứ hai cúng thần thì ngoài đầy đủ như bàn Phật còn có thêm cau trầu, rượu mâm cơm. Bàn thứ 3 cúng âm linh cô hồn nên bắt buộc có giấy tiền vàng bạc, muối, gạo, bánh trái, xôi, chè, cơm, canh… càng nhiều thứ càng tốt, đặc biệt là phải có cúng cháo trắng loãng.

Về đĩa trái cây, người dân thường cúng 3 loại hoặc 5 loại vì số lẻ biểu trưng cho dương và theo quan niệm thích số. Ba bàn cúng được sắp xếp thượng – trung – hạ cũng tượng trưng cho ba ruộng phước gồm: ân điền, kỉnh điền và bi điền. Giờ cúng được nhiều người chọn nhất đó là vào giờ Ngọ ngày rằm tháng Giêng, tức từ 11 giờ đến 13 giờ.

Những lưu ý khi cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là dịp rằm lớn nhất trong năm, do đó, khi chuẩn bị mâm cúng, bạn nên lưu ý kỹ lưỡng, không để sai sót. Lưu ý không cúng rằm tháng Giêng bằng trái cây giả, hoa giả, đầu lợn, món chay giả mặn.

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng, người dân còn kiêng kỵ một số điều sau:

  • Để thùng gạo cạn đáy: Người xưa quan niệm rằng đầu năm mà thùng gạo trong nhà cạn đáy thì quanh năm sẽ đói kém.
  • Kiêng câu cá: Dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.
  • Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn những thông tin chi tiết, ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) năm nay. Đây là một trong những dịp lễ lớn của người dân Việt Nam, do đó, bạn đừng quên chuẩn bị ngay một mâm cúng thịnh soạn để cầu may mắn, phước lành cho bản thân và gia đình nhé! Chúc bạn luôn may mắn, bình an và hạnh phúc.

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general