Từ lâu cơm tấm đã là món ăn truyền thống quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không giống như loại cơm bình thường ăn hàng ngày, cơm tấm khi thưởng thức sẽ có độ dẻo và bùi rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi. Vậy nên trong bài viết này, hãy học ngay 5 cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện thơm ngon tại nhà. Để từ đó có cơ hội trổ tài cho cả gia đình thưởng thức khi có thời gian rảnh rỗi!
Gạo tấm là gì? Cách chọn mua gạo tấm ngon
Gạo tấm là những hạt gạo trong quá trình xay xát bị vỡ ra và sẽ có các phôi và cám gạo với nhiều giá trị dinh dưỡng cho nên khi nấu rất ngon. Gạo tấm hiện rất được ưa chuộng để nấu món cơm tấm như: cơm sườn nướng, bì chả hay thịt nướng,….. Hoặc dùng để nấu các món cháo thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.
Cách chọn mua
Nguồn gốc: Một phần rất quan trọng để nấu được nồi cơm tấm ngon chính là phải chọn mua được gạo tấm chất lượng. Cho nên bạn hãy chọn mua gạo tấm từ những cửa hàng, siêu thị uy tín để có được loại chất lượng.
Hình dáng gạo: Khi chọn gạo tấm bạn cũng không nên chọn loại gạo quá vụn vì khi nấu sẽ rất khó, hơn nữa gạo dễ bị nát giống cháo và ăn không ngon.
1. Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện nhanh gọn, hiệu quả
Một cách nấu cơm tấm phổ biến chính là sử dụng nồi cơm điện, vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà đảm bảo hương vị siêu đỉnh.
Nguyên liệu
- 150 gram gạo tấm
- Một chút muối
- Dầu ăn hoặc bơ
Cách thực hiện
Bước 1: Vo, Ngâm Gạo
Bạn đem gạo tấm vo sạch 150g với 3 lần nước và ngâm gạo trong khoảng từ 20 – 30 phút cho nở, khi nấu cơm gạo sẽ chín đều và không bị nát.
Bước 2: Nấu cơm
Sau khi ngâm đủ thời gian bạn hãy chắt bỏ nước cũ và cho một lượng nước mới để đem đi nấu .
Để cơm không bị nhão bạn hãy điều chỉnh lượng nước nấu sao cho thật phù hợp. Lượng nước nấu tùy thuộc vào từng loại gạo tấm cũng như sở thích ăn khô hay ướt của bạn. Tuy nhiên theo nguyên tắc để có một chén cơm tấm ngon thì nên cho nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén.
Bước 3: Thêm gia vị
Trước khi cho vào nồi cơm điện và nấu bạn hãy thêm khoảng ½ thìa cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Còn nếu không có dầu ăn bạn cũng có thể sử dụng lượng bơ tương tự để thay thế đều được. Việc này sẽ giúp cho cơm tấm sau khi chín sẽ không bị cháy ở nồi, hơn nữa cơm có mùi vị hấp dẫn cùng màu sắc óng vàng hấp dẫn.
Bước 4: Nấu Cơm
Đặt lòng nồi vào nồi cơm và đóng nắp thật kín, cắm điện sau đó ấn nút chuyển về chế độ nấu. Sau một khoảng thời gian thì nồi sẽ nhảy nút để báo hiệu cơm đã chín, bạn có thể khoảng thêm 15 phút nữa thì rút phích cắm.
Bước 5: Ủ Cơm
Bạn khoan vội mở nắp mà hãy ủ cơm thêm khoảng 10 – 15 phút nữa. Việc này sẽ giúp cho cơm tấm khô bề mặt, hạt cơm không bị dính và chín đều.
2. Cách nấu cơm tấm bằng bếp ga
Có những ngày mất điện đột xuất hoặc đơn giản là bạn muốn ăn cơm tấm có vị cháy giòn giòn, thơm ngon thì có thể sử dụng bếp ga thay vì nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Nguyên liệu
- Gạo tấm
- Nước sạch (có thể uống được)
Cách thực hiện
Bước 1: Vo gạo
Hãy vo gạo tấm với nước 2 lần, nhưng không nên chà xát gạo quá mạnh để tránh làm chúng bị mất chất.
Bước 2: Cho gạo vào nồi
Cho gạo vào nồi và cho nước sôi vào, tỉ lệ nước thích hợp nhất để nấu cơm tấm ngon là 1 bát gạo: 2 bát nước, sau đó đậy nắp lại và bật bếp lên.
Bước 3: Nấu cơm
Bạn để lửa vừa tới khi nước sôi, khi đó lấy nắp ra, vặn nhỏ lửa và nấu tiếp trong 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
Bạn bắc nồi xuống và đậy nắp lại, để đó trong 10 phút mới mở nắp ra, trộn đều cơm lên
Bước 4: Thành phẩm cơm tấm
Cơm khi nấu theo cách này vẫn đảm bảo vô cùng thơm ngon, mềm dẻo, thậm chí nếu khéo léo sẽ không cháy cũng không bị nhão.
3. Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp
Tiếp đây chúng tôi sẽ cùng bạn vào bếp để hướng dẫn bạn cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp dẻo ngon, chuẩn vị ngoài hàng.
Nguyên liệu
- Gạo tấm: 200 gram
- Muối ăn: 1/5 thìa cafe
- Bơ: ½ thìa cafe ( dầu ăn)
- Lá dứa: 3 – 5 lá
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị gạo
Giống như công thức nấu cơm gạo tấm bằng nồi cơm điện, trước hết bạn cũng đem vo sạch gạo tấm. Đối với việc hấp cơm bạn không nhất thiết phải ngâm gạo trước nhưng để cơm mau chín và chín đều hãy ngâm từ 10 – 15 phút trước khi đổ vào xửng.
Với phần lá dứa, mang rửa sạch rồi cắt làm các khúc nhỏ sau đó xếp phần lá dứa xuống dưới đáy nồi hấp. Bởi sử dụng lá dứa để hấp chín gạo tấm sẽ giúp cơm thơm và hấp dẫn hơn.
Bước 2: Hấp cơm gạo tấm
Đổ gạo tấm đã ngâm và vo sạch vào xửng sau đó đặt lên nồi hấp, sau đó cho lên bếp và đun với mức lửa to để nước hấp nhanh sôi. Sau khi nước sôi được 2 – 3 phút thấy hơi bốc lên thì hạ nhỏ lửa để cơm được chín đều.
Hấp cơm từ 30 – 40 phút thì dùng đũa xới đều để kiểm tra độ chín hạt gạo. Nếu cơm đã chín mềm và tơi đều thì bạn tắt bếp, sau đó nhấc xửng ra khỏi nồi để tránh cơm bị nhão. Ngược lại bạn có thể hấp thêm thời gian nấu cho phù hợp để hạt gạo được chín ngon mềm.
4. Cách nấu cơm tấm sườn bì chả
Cơm tấm sườn bì chả chính là món ăn nổi tiếng Việt Nam được rất nhiều người yêu thích. Để làm món cơm này bạn sẽ cần có một số bí quyết mà chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn trong các thông tin sau đây.
Nguyên liệu
- Sườn cốt lết: 300gr
- Thịt nạc vai: 400gr
- Bì lợn: 200gr
- Trứng gà: 4 quả
- Gạo tấm
- Thịt nạc xay: 50gr
- Thính: 50gr
- Miến: 50gr
- Mật ong: 2 thìa canh
- Gia vị thông dụng
- Tỏi, hành khô
- Mộc nhĩ, ớt, hành lá
- Rau ăn kèm: Dưa chuột, cà chua (tuỳ sở thích)
Cách thực hiện
Bước 1: Nấu cơm
Gạo tấm bạn mang 2-3 lần cho sạch sau đó cho vào nồi điện nấu như cơm bình thường đến khi gạo chín.
Bước 2: Làm sườn cốt lết
Sườn cốt lết rửa sạch và chần sơ qua với nước nóng rồi rửa lại và dùng khăn lau khô.
Với tỏi, hành khô bóc vỏ rồi băm nhỏ.
Ướp thịt: 2 thìa mật ong, 1 thìa cafe muối, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cafe dầu hào, 1 thìa cafe dầu mè, 1 thìa cafe tỏi băm, 1 thìa hành khô băm, 1 thìa cafe hạt tiêu. Sau đó trộn đều, bọc kín và cho vào tủ lạnh để qua đêm.
Nướng từng lát thịt trên than hoa tới khi thịt chín vàng đều hoặc có thể nướng thịt ở lò nướng với nhiệt độ 180 độ C, từ 30 – 45 phút. Thỉnh thoảng bạn hãy phết đều hỗn hợp nước sốt thịt lên bề mặt để thịt để tránh bị khô.
Bước 3: Làm phần bì thịt
Bì mua về rửa sạch và đun nước sôi, thả bì vào luộc sơ, nhớ là không đun lâu vì bì sẽ dai, sau đó để nguội mang đi thái sợi.
Thịt nạc vai rửa sạch và cắt làm đôi. Ướp thịt cùng tỏi băm, 2 thìa cafe nước mắm, 2 thìa canh đường, 1 thìa cafe muối cùng ½ thìa cafe hạt tiêu, ướp khoảng 3 – 4 tiếng.
Đun một ít dầu ở chảo và cho thịt, phần nước sốt thịt vào rán vàng đều hai mặt. Nếu phần nước sốt cạn bạn hãy cho thêm một ít nước lạnh, tiếp tục đun đến khi thịt chín.
Thịt sau khi đun vàng cả 2 mặt thì để nguội, dùng tay xé sợi hay cắt sợi nhỏ.
Trộn đều thính, bì cùng phần thịt rán đã thái sợi rồi đổ ra bát lớn.
Bước 4: Làm chả trứng
Mộc nhĩ ngâm nước ấm 20 phút để nở, băm nhỏ. Miến ngâm nước ấm 10 phút cho nở và cắt ngắn.
Trộn đều thịt nạc xay, miến, mộc nhĩ cùng hành khô băm nhỏ vào một bát nhỏ. Sau đó đập vào 3 quả trứng cùng 1 lòng trắng trứng ( giữ lại lòng đỏ) thêm 2 thìa cafe muối, 1 thìa cafe nước mắm và 1 thìa cafe đường.
Cho chả trứng hấp cách thuỷ khoảng 30 phút và đổ hỗn hợp lòng đỏ còn lại đã đánh tan lên bề mặt và hấp khoảng 10 phút. Khi chín lấy ra và cắt thành từng miếng vừa ăn là được
Bước 5: Làm nước mắm chấm
Bạn pha nước chấm theo tỉ lệ 3 thìa cafe nước mắm, 3 thìa cafe đường, 3 thìa cafe nước và 1 thìa canh giấm. Đun sôi hỗn hợp, để nguội và thêm từ từ nước mắm, giấm vào, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Ớt quả rửa sạch và cho nước lạnh xấp với mặt ớt, đun sôi tới khi ớt mềm. Dùng thìa thìa dầm cho ớt nhỏ ra và nhớ là không cần mịn. Đun nóng một ít dầu ăn phi tỏi, ớt và 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe giấm. Đun sôi khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp để nguội và cho hỗn hợp ớt vào cùng nước mắm.
Bước 6: Hoàn thành
Với dưa chuột, cà chua rửa sạch rồi gọt vỏ và cắt lát mỏng. Khi ăn xới một ít cơm để qua một góc và thêm sườn, chả trứng, một ít bì, một ít cà rốt, nước mắm cùng với dưa leo và cà chua.
5. Cách nấu cơm tấm bằng gạo thường thơm ngon
Nếu bạn không mua được loại gạo tấm ngon thì cũng đừng lo lắng vì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm tấm bằng gạo thường vẫn thơm ngon không kém
Nguyên liệu
- Gạo thường
- Nước sạch
Cách thực hiện
Bước 1: Đong Gạo
Bạn đong gạo tùy vào số lượng người ăn, từ đó nhắm chừng số lượng gạo nấu tránh bị lãng phí.
Bước 2: Vo Gạo
Bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của loại gạo mình nấu vì có một số loại gạo thường các nhà sản xuất sẽ khuyến cáo không cần vo. Bởi trong thành phần chứa một số chất vitamin, sắt,… khi vo nhiều sẽ vô tình làm mất đi các khoáng chất cần thiết này.
Bước 3: Lượng Nước
Lượng nước nấu cơm sẽ tùy vào loại gạo bạn sử dụng và sở thích của bạn, nhưng nguyên tắc cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo: 1,5 bát nước.
Bước 4: Nấu Cơm
Bạn đặt nhẹ lòng nồi vào thân nồi sau đó xoay nhẹ để phần đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại đồng thời cắm điện và nhấn nút công tắc.
Bước 5: Ủ Cơm
Sau khi nấu xong sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm nhưng lúc này bạn không nên nhấc ngay nồi ra mà hãy để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút. Ủ cơm như vậy sẽ giúp hạt cơm khô bề mặt, không bị dính vào thân nồi cũng như chín đều hơn. Kết thúc quá trình nấu, mở nắp rồi xới cơm bằng đũa cho cơm tấm tơi ra và thưởng thức.
Những đĩa cơm tấm nóng hổi thích hợp ăn vào mọi thời điểm trong ngày, mang lại hương vị cực kỳ thơm ngon và cuốn hút. Vậy nên chờ gì mà không lưu lại ngay 5 cách nấu cơm tấm siêu dễ trên đây để có dịp trổ tài cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức.