Cần chuẩn bị gì trong Cơm cúng giao thừa 2023 Quý Mão?

Nghi thức cúng giao thừa là một trong những nghi thức vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với người Việt Nam. Lễ cúng này còn thường được gọi là lễ cúng trừ tịch nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới. Vì thế, người ta thường rất cẩn trọng khi thực hiện hoặc chuẩn bị cơm cúng giao thừa nhằm thể hiện lòng thành kính của mỗi gia đình đối với gia tiên cũng như các vị Thần linh. Vậy cơm cúng giao thừa 2023 Quý Mão cần chuẩn bị những gì? Cùng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé!

com-cung-giao-thua-1

Vì sao cần cúng giao thừa?

Trước khi tìm hiểu về các thủ tục cúng giao thừa, chúng ta cần phải hiểu rõ về ý nghĩa của lễ cúng linh thiêng này. Cúng giao thừa đã là một trong những nét văn hóa lâu đời và quan trọng mỗi dịp Tết đến. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là khoảnh khắc rất đặc biệt theo quan niệm mỗi người. Phong tục này như một hình thức xóa bỏ đi những điều xui xẻo của năm cũ và đón chào một năm mới bình an, suôn sẻ với nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và bạn bè.

Vì vậy, việc chuẩn bị các đồ cúng giao thừa cũng là một nghi thức quan trọng trong văn hoá tổ chức giao thừa. Mâm cúng giao thừa đại diện cho một bữa tiệc ấm cúng để tiễn đưa các vị thần linh đã chăm sóc và bảo vệ gia đình trong năm cũ và tiếp đón các vị thần mới sẽ đến và gắn bó với gia đình trong năm mới sắp đến. Do đó, lúc cúng giao thừa, gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang trí dễ nhìn, trang nghiêm, để mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Bên cạnh đó, lễ cúng giao thừa còn được xem như là lễ đuổi ma quỷ. Bởi theo quan niệm người xưa, trong quá trình chuyển giao công việc với nhau, các vị thần mang theo binh lính đến nhà. Đây cũng là lúc trừ tà xua đuổi ma quỷ tốt nhất. Ngoài ra, cúng giao thừa cũng là lúc cúng rước ông bà tổ tiên về chơi lễ Tết, đoàn viên vui vẻ bên gia đình, con cháu.

com-cung-giao-thua-2

Cần chuẩn bị gì trong cơm cúng giao thừa

Bước đầu tiên trong chuẩn bị cơm cúng giao thừa chính là chuẩn bị mâm cúng với những lễ vật cần thiết. Nghi thức cúng giao thừa thường được thực hiện ở cả hai nơi là: Trong nhà và ngoài trời. Vì vậy, mâm cúng giao thừa sẽ có những đặc điểm khác nhau, bạn nên chú ý để chuẩn bị đồ cúng chính xác nhé. Vậy cúng giao thừa như thế nào? Cần những gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Cơm cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị gì?

Nếu gia đình có làm cơm cúng ngoài trời, bạn có thể tham khảo những đồ vật sau để quá trình chuẩn bị trở nên dễ dàng hơn và phù hợp với quy mô mỗi gia đình. Hãy tham khảo những cách chuẩn bị cơm cúng giao thừa dưới đây!

XEM THÊM:  Hướng dẫn chi tiết cách lắp máy lọc nước tại nhà đơn giản

com-cung-giao-thua-3

Chuẩn bị lễ vật vàng mã

Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Bạn cần chuẩn bị những bộ đồ thế có in hình người trên đó, có cả nam và nữ tượng chưng với số người trong nhà. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ

Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương (thường là bàn thờ Ông Thiên). Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm:

Một dĩa trầu cau và dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng, vàng mã.

Lễ này thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.

– Với cỗ mặn gồm:

  • 1 con gà trống luộc.
  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc).
  • 1 khoanh giò lụa.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • Vàng mã.
  • Trầu, cau.
  • Đèn/nến.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 chén rượu.
  • 1 chén nước.
  • 1 mũ cánh chuồn.
  • 1 lọ hoa tươi.
  • 3 – 5 nén hương.

Các bước bày mâm cúng giao thừa đồ mặn

Bước 1: Tương tự bước đầu tiên như chuẩn bị mâm cúng chay, bạn cũng lấy một chiếc bàn vững chắc hoặc bạn đã dọn bàn thờ ngày Tết thì có thể sử dụng, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Trình bày mâm lễ cúng giao thừa đồ mặn

  • Gà: Lấy một bông hồng đỏ đặt vào miệng gà, đặt dĩa gà sao hướng đầu quay ra bên ngoài vành mâm. Bên nên đặt dĩa gà nằm ở giữa chiếc mâm.
  • Bánh chưng: Bóc lá bánh ra bỏ đi, tháo dây bánh nhưng không cắt và đặt dĩa bánh bên cạnh dĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu nhà bạn có cúng xôi, hãy đặt dĩa xôi ở vị trí của bánh chưng nhé.
  • Giò lụa: Lột vỏ bỏ đi, cắt giò thành từng lát vừa nhưng đừng cắt nhỏ, đặt vào trong đĩa nhỏ và để ở bên đĩa bánh chưng.
  • Trái cây: Sắp hoa quả theo hình thức mâm ngũ quả và để ở phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã với trầu cau bạn đăt ngay trên vành mâm.
  • Lấy gạo, muối để vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt kế bên dĩa trái cây.
  • Đèn hoặc nến cũng để bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt ở trước mâm cúng.
  • Còn mũ cánh chuồn để ở bên cạnh hoặc sau mâm cúng (nếu như mâm còn chỗ đặt).
  • Lọ hoa tươi để ở cạnh.
  • Lúc thắp hương cháy có thể cắm ở chén gạo, muối, dĩa xôi hoặc đặt dưới mâm lễ.
  • – Với cỗ chay thường bao gồm:
  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
XEM THÊM:  Sinh nhật bạn trai nên tặng gì? 30+ Món quà sinh nhật bạn trai ý nghĩa

Các bước bày mâm cúng giao thừa đồ chay

Bước 1: Lấy một chiếc bàn thật vững chắc, tiếp đó trải một tấm vải sạch ra rồi đặt một chiếc mâm lên.

Bước 2: Trình bày mâm lễ vật cúng giao thừa

  • Đặt phần xôi, bánh kẹo, mứt vào giữa chiếc mâm, tiếp theo để tiền vàng, muối, gạo kế bên.
  • Lấy rượu đặt trước mâm đồ cúng.
  • Nước ngọt, bia để ở bên trái mâm lễ vật.
  • Tiếp đó, đèn/nền đặt ở bên phải mâm lễ.
  • Đặt bình hoa, mũ cánh chuồn và sớ khẩn nằm ở bên cạnh mâm cúng.
  • Thắp hương cháy đặt xuống mâm hoặc gia chủ có thể cắm vào chén muối hay bát gạo đều được.

com-cung-giao-thua-4

Cơm cúng giao thừa trong nhà cần chuẩn bị gì?

Tùy vào mỗi vùng miền mà các lễ vật cũng như cách bày mâm lễ cúng giao thừa sẽ khác nhau. Dưới đây chính là cách thực hiện mâm cơm cúng của 3 miền như sau:

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là:

  • Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

com-cung-giao-thua-5

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như:

  • Đĩa dưa món
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa chả
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa cá chiên
  • Đĩa ram…

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

com-cung-giao-thua-6

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Chả giò
  • Dưa món
  • Củ kiệu
  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Các loại đồ cúng khác:

  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
  • Đèn dầu
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã…

com-cung-giao-thua-7

Những lưu ý khi sắp xếp cơm cúng giao thừa

Để mâm cơm cúng giao thừa trở nên ý nghĩa và tránh xảy ra những sai sót trong quá trình cúng bái, mặc dù đã chuẩn bị văn khấn giao thừa nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sắp xếp và bày mâm cúng. Cụ thể như sau:

  • Phải sử dụng hoa tươi để đặt lên bàn thờ, không được dùng hoa giả. Bởi theo quan niệm của người xưa, hoa giả hay hoa nhựa mang ý nghĩa giả dối, tượng trưng cho cho những điều xui xẻo trong năm mới.
  • Dựa theo nhiều quan niệm phong thủy lâu đời, bạn nên tiến hành cúng theo trình tự sau: “Cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà”.
  • Bất kể bạn cúng mâm cỗ giao thừa chay hay mặn, bạn nên kê thêm một chiếc bàn con dưới bàn thờ và đặt mâm cúng lên trên chiếc bàn đó. Bởi bàn thờ chính chỉ nên để trái cây tươi, giấy tiền vàng mã, trà nóng, nước lọc.
  • Khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà lẫn ngoài trời không cần phải quá cầu kì, nên tùy thuộc vào gia cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình. Điều quan trọng là gia chủ thể hiện được sự thành kính, tôn trọng với các vị thần, ông bà và tổ tiên trong nhà. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chuẩn bị mâm cúng sơ sài nhé. Mâm cúng ít nhất cũng phải có đầy đủ các lễ vật cơ bản và cần thiết như: Hoa tươi, nến, đèn, trà, rượu, hoa quả, bánh chưng, xôi, muối, gạo.
  • Thời gian khấn tốt nhất là: Tối 23h đêm ngày 30/31 tháng 12 âm lịch – 1h sáng mùng 1 tết. Còn thời điểm cúng đẹp nhất chính là 0h đêm giao thừa.
  • Để làm lễ cúng giao thừa chuẩn nhất, bạn nên cúng theo bài văn khấn giao thừa, đừng cúng nôm na hay tự bịa ra nhé.
  • Khi cúng giao thừa, gia chủ nên mặc trang phục lịch sự, nghiêm trang và tươm tất.
  • Vào đêm cùng giao thừa, người nhà không nên cãi vã to tiếng, cả nhà nên hòa thuận và thành kính dâng lễ và cúng bái các vị thần linh, tổ tiên nhé.
  • Khi khấn, nên nói phát ra tiếng vừa phải, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Trong quá trình cúng giao thừa, người cúng nên nghiêm túc, thành tâm và không được đùa giỡn, nói chuyện riêng.
  • Người thực hiện lễ cúng nên là gia chủ (nam giới), phụ nữ có thai không nên cúng giao thừa nhé.
  • Tuyệt đối không soi gương trong đêm giao thừa nhé, bởi theo quan niệm người xưa soi gương lúc này bạn sẽ thấy ma quỷ và gặp những điều không may mắn trong năm mới.
XEM THÊM:  Cách chọn tuổi xông nhà 2023, hợp xông đất may mắn Tết Quý Mão

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp cụ thể cho bạn về cách chuẩn bị cơm cúng giao thừa như thế nào một cách chi tiết nhất, cùng với đó là một số lưu ý trong quá trình cúng bái đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng giao thừa cũng như việc chuẩn bị đồ cúng. Cúng giao thừa là nghi thức vô cùng linh thiêng và quan trọng để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Vì vậy, hãy chuẩn bị buổi lễ cúng thật tươm tất để có một năm mới bình an, trọn vẹn và may mắn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Phong Reviews
      Logo
      Enable registration in settings - general