Top 10 Đặc sản Hà Nam nổi tiếng được nhiều khách mua làm quà biếu

Hà Nam nằm ở phía Nam của thủ đô Hà Nội với đặc điểm khí hậu dễ chịu, được thiên nhiên ưu ái. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với khung cảnh hữu tình, danh lam thắng cảnh nguyên sơ mà còn nổi tiếng bởi nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. Các món ăn nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dư vị đáng nhớ trong lòng của mỗi du khách. Sau đây, hãy cùng nhau khám phá Top 10 đặc sản Hà Nam nổi tiếng được nhiều thực khách mua làm quà biếu nhất nhé.

1. Chuối ngự Đại Hoàng

Chuối ở làng Đại Hoàng là đặc sản Hà Nam nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn nhờ cách giấm chuối vô cùng an toàn. Người dân không dùng bất cứ loại hoá chất nào, mà chỉ dùng trấu và tro để sưởi ấm cho chuối chín. Những năm gần đây, người trồng chuối ở làng Đại Hoàng đã khấm khá lên nhờ trồng chuối.

dac-san-ha-nam-1

Chuối ngự Đại Hoàng được nhiều người lựa chọn mua để làm quà biếu, quà tặng, bày mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên, ông bà trong dịp Tết Nguyên đán. Vào mỗi độ Tết đến, xuân về là chuối ngự làng Đại Hoàng sẽ được thương lái đến lùng mua và vận chuyển đi khắp muôn phương để phục vụ người dân cả nước. Vào dịp lễ, đặc biệt là Tết thì giá cao hơn, có thể gấp đôi hay gấp ba ngày thường.

2. Mắm cáy Bình Lục – đặc sản Hà Nam

Đặc sản Hà Nam Mắm cáy Bình Lục có vị hăng hăng, cay cay và thơm thơm. Làm mắm cáy thì đơn giản nhưng muốn mắm có được hương vị đậm đà, thơm ngon thì cũng phải làm rất công phu. Nếu bạn được nếm thử hương vị của mắm cáy truyền thống nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được ngay hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, ăn một lần là nhớ mãi…

dac-san-ha-nam-2

Mắm cáy có màu sắc rất bắt mắt, hội đủ mùi vị, có vị mặn của muối, vị béo, bùi của giềng và cả vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một đặc sản Hà Nam độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi tới nơi đây đều không quên ghé chân để mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm với thịt luộc, rau luộc hay xào nấu thức ăn…

3. Bún làng Tái Kênh

Đặc sản Hà Nam Bún làng Tái Kênh đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, được sử dụng một cách rộng rãi và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác trong các bữa ăn hàng ngày. Chỉ từ những sợi bún trắng ngần mà bao món ăn ngon đã ra đời. Nếu hỏi về nghề bún làng Tái Kênh, chắc hẳn họ sẽ không nhớ rõ nghề có từ bao giờ. Việc truyền nghề cũng không phân biệt con trai hay con gái, chỉ cần ai có lòng là sẽ theo học được.

dac-san-ha-nam-3

Để làm nên những mẻ bún Tái Kênh thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên đó chính là bí quyết từ khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là loại gạo Khang dân, gạo Ải, loại gạo mà khi nấu phải khô. Còn các loại gạo như gạo Tạp giao, gạo Tám thì không được dùng để làm bún được vì loại gạo dẻo này khi làm các sợi bún sẽ dễ bị nát và dính bết vào nhau.

4. Bánh đa Kiện Khê Hà Nam

Khác với các loại bánh đa của nhiều địa phương trên cả nước, người dân Kiện Khê đã tạo ra hương vị riêng cho bánh bằng cách kết hợp ăn kèm với những món sẵn có như chuối tiêu và cùi dừa. Vị ngọt mềm của chuối chín sẽ làm dịu đi cái khô giòn của bánh đa. Để có thể cho ra lò những phên bánh đa ngon, giòn, người làm phải thức dậy từ 3 giờ sáng để xay bột và tráng bánh.

dac-san-ha-nam-4

Chiếc bánh đa đặc sản Hà Nam được làm ra có ngon hay không chủ yếu nằm ở khâu nguyên liệu và công đoạn tráng bánh. Các nguyên liệu mà người dân chọn đều phải là nông sản sạch sẽ, không bị ẩm mốc hay sâu bệnh. Cụ thể, gạo làm bánh đa phải là gạo tẻ, được sàng lọc hết bụi bẩn, sau đó mới cho vào máy xay. Các loại phụ gia khác như vừng và lạc để rải lên bề mặt cũng đều được tuyển chọn rất kỹ lưỡng.

5. Rượu làng Vọc Bình Lục

Rượu làng Vọc có đến nay cũng đã đến mấy trăm năm và trở thành một trong những đặc sản Hà Nam nổi tiếng nhất. Rượu được nấu bằng loại gạo đặc sản trong làng, ủ với men ta gồm có 36 vị thuốc bắc nấu với gạo nếp. Món rượu đặc sản Hà Nam này có hương thơm nức, vị đậm đà và ngọt lịm giống như cái tình của người dân ở nơi đây.

dac-san-ha-nam-5

Để có được một mẻ rượu Vọc Bình thơm ngon đúng vị thì gạo nấu rượu phải là nếp cẩm hoặc là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa. Men để làm rượu có nhiều đặc tính cay, nóng, được chọn từ 16 đến 36 vị thuốc bắc. Thực tế, đã có khá nhiều người mang nghề nấu rượu truyền thống quê mình đến các nơi khác để làm ăn, nhưng rượu nấu lên không thể có hương vị giống như rượu được chưng cất tại làng Vọc.

6. Bún cá rô đồng Hà Nam

Trên đường đi qua thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, du khách có thể ghé ăn món bún cá rô đồng ở các quán bên đường. Dù đây chỉ là một món ăn đơn giản nhưng không thể không nhắc tới khi nói về đặc sản Hà Nam. Món ăn cuốn hút người ăn nhờ vào lớp thịt vàng ruộm xen lẫn màu xanh của lá cải, vị ngọt thơm và thanh của nước dùng…Nước dùng cho bát bánh đa được người nấu ninh từ hàng trăm bộ xương của cá rô nên rất ngọt và dịu…

dac-san-ha-nam-6

Sự cầu kỳ của món ăn này thể hiện khi các đầu bếp chọn cá rô đồng của vùng quê chiêm trũng chứ không phải loài cá rô phi hay cá rô lai được bán đại trà ở ngoài chợ. Cá rô sẽ được lọc riêng thịt ra và tẩm gia vị để chiên vàng. Ngoài bánh đa và cá rô ra, rau cải cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi bát bánh đa. Rau cải dùng cho bát bánh đa là cải ngọt hoặc cải canh thì mới dung hòa được độ ngậy, béo từ thịt cá rô mang lại.

7. Hồng không hạt Nhân Hậu

Đặc sản Hà Nam không chỉ dừng lại ở những món ăn đường làng, mà ở đây còn có các loại trái cây đặc sản độc đáo và độ nổi tiếng cũng không kém. Hồng không hạt Nhân Hậu có quả to, hình dáng cân đối, khi chín thì chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da khá mỏng và mịn căng tròn. Nó hoàn hảo đến nỗi không có một vết nhăn hay rám đen nào trên mặt quả.

dac-san-ha-nam-7

Khi bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài ra, rồi đưa vào miệng. Bạn sẽ cảm nhận được sự tan chảy của phần ruột bên trong ngay từ một miếng cắn đầu tiên. Ngoài lớp “thịt” hồng mềm, còn có phần nhân của hạt đã thoái hóa. Nhân quả giòn như thạch làm cho người thưởng thức có được cảm giác mới lạ, thích thú mà không có một loại hồng nào có được.

8. Cá kho Bá Kiến siêu ngon đặc sản Hà Nam

Cá kho Bá Kiến là một tên gọi đặc biệt gắn liền với vùng đất làng Vũ Đại, nghe thôi là đã biết đây là đặc sản Hà Nam. Món cá kho được chế biến theo bí quyết truyền thống gia truyền, được người dân làng Vũ Đại lưu giữ suốt bao đời. Mỗi nồi cá kho được truyền đến tay người tiêu dùng sẽ luôn giữ đúng hương vị thơm ngon, đặc trưng. Ai mà là người dân nơi đây khi đi xa chắc chắn sẽ nhớ món này.

dac-san-ha-nam-8

Cá kho Bá Kiến được kho từ loài cá trắm đen nuôi ốc có thớ thịt dày và chắc, với vị ngọt và thanh. Cá được kho rất kỳ công, nấu bằng củi nhãn, cháy lâu, than đượm. Kho liên tục trong vòng 16 tiếng, người nấu phải túc trực để thêm nước và gia vị cho đến khi cá chín nhừ. Đặc sản Hà Nam này chỉ được tạo ra khi có công thức nêm nếm gia vị gia truyền làng Vũ Đại mà thôi.

9. Quýt Lý Nhân

Quýt Lý Nhân – đặc sản Hà Nam là một loại cây ăn quả của xã Văn Lý đã có từ hàng trăm năm. Có lẽ hương vị đặc biệt và chất lượng mọng nước của quýt hơn hẳn các loại quýt khác nên chúng mới rất được ưa chuộng. Quả quýt có quả dẹt, vỏ mỏng và giòn. Khi quýt chín thì vỏ màu vàng ươm, có nhiều tia tinh dầu li ti ở trên bề mặt vỏ. Bóc vỏ ra sẽ có một hương thơm rất đặc trưng.

dac-san-ha-nam-9

Quýt Lý Nhân là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều vitamin C và các loại vitamin khác giúp vết thương mau lành. Làm cho da mãi căng mịn, tươi trẻ, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Riêng vỏ quýt còn được dùng tạo thành các phương thuốc chữa bệnh như Citrus reticulata, thanh bì,…và làm tăng hương vị cho món chả rươi.

10. Bánh cuốn chả Phủ Lý

Không cần phải chế biến quá cầu kỳ nhưng bánh cuốn chả Phủ Lý vẫn trở thành một trong những món đặc sản Hà Nam nổi tiếng khắp cả nước. Cũng như các loại bánh cuốn thông thường, bánh cuốn Phủ Lý được làm bằng loại gạo tẻ, nhưng phải là gạo tám xoan ngon nhất thì bánh mới có chất lượng tốt nhất. Phần quan trọng không kém quyết định đến độ ngon cho món bánh cuốn là nước chấm, nước chấm pha đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.

dac-san-ha-nam-10

Bánh cuốn Phủ Lý không ăn chung với chả quế, chả lụa mà ăn với xiên chả thịt nướng. Bánh cuốn dày, trắng như lòng trắng trứng gà vừa mới được hấp lên, vừa đủ độ thì bỏ bánh ra, thêm vài miếng hành khô, vài giọt mỡ để tăng thêm độ béo ngậy cho bánh. Đặc trưng của loại bánh cuốn Phủ Lý là lá bánh dày, tuy nhiên lại không hề cứng mà còn rất dẻo dai và mềm mại.

Trên đây là Top 10 đặc sản Hà Nam nổi tiếng được nhiều thực khách mua làm quà biếu nhất. Bạn thấy ấn tượng và muốn được thưởng thức món ăn nào nhất. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nam, hãy nhớ tìm đến các món ăn này để thưởng thức và sau đó mua về làm quà tặng cho người thân hay bạn bè nhé.

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general