Thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu nhận biết người thao túng tâm lý

Câu nói “Thao túng tâm lý” hiện nay đang trở thành trend trên mạng xã hội, thế nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa và những dấu hiệu của cụm từ này. Tưởng là mới được nghĩ ra gần đây nhưng thao túng tâm lý lại thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ và có thể gây ra những ảnh hưởng không chỉ về tinh thần và sức khoẻ. Chính vì vậy, bạn cần nhận biết và tránh xa với những hành vi này!

thao-tung-tam-ly-1

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý hay còn được gọi Gaslighting là hình thức lạm dụng tâm lý, gây ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua việc “bóp méo” tinh thần và bạo hành tâm lý, cảm xúc với mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, hoặc lợi dụng đặc quyền của nạn nhân, đây được coi là Red Flag trong một mối quan hệ.

Thao túng tâm lý giống như một trò chơi, ở đó người thao túng sẽ kiểm soát tâm trí và đe dọa nạn nhân, thường được những người ái kỷ hoặc thái nhân cách sử dụng để kiểm soát, gây nhầm lẫn và làm tổn thương ai đó.

thao-tung-tam-ly-2

Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn rằng nhiều người trở thành nạn nhân của trò “thao túng tâm lý” trong chính các mối quan hệ thân mật hoặc tình cảm của mình, thậm chí là trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp…

Nguy hiểm là vậy nhưng nhiều người sẽ không phát hiện ra ai đó đang thao túng mình cho đến khi họ hiểu rõ về thủ thuật này. Không chỉ vậy, chúng ta cũng sẽ không ngờ được rằng những người mà mình tin tưởng và yêu thương lại có khả năng thao túng tâm lý chúng ta nhất. Chính nhờ đó, chúng ta đã khiến cho mọi thứ có thể được tiếp tục, đồng thời, với kỹ năng tài tình, người thao túng có thể khiến chúng ta không bao giờ nhận ra.

Chúng ta cần biết phân biệt giữa ảnh hưởng xã hội lành mạnh và thao túng tâm lý độc hại. Ảnh hưởng xã hội lành mạnh xảy ra thường một phần là do sự cho và nhận của các mối quan hệ mang tính xây dựng. Trong khi đó, thao túng tâm lý chỉ vì lợi ích một bên. Kẻ thao túng sẽ cố tình tạo ra sự mất cân bằng quyền lực và lợi dụng nạn nhân để phục vụ lợi ích riêng.

Những dấu hiệu của người có hành vi thao túng tâm lý

Để có nhận biết tốt nhất khi gặp phải trường hợp “thao túng tâm lý”, cùng tìm hiểu những dấu hiệu về thao túng tâm lý dưới đây nhé!

  1. Bắt nạt, bạo hành đến tâm lý

Một trong những dấu hiệu rõ nhất về thao túng tâm lý đó chính là việc nạn nhân bị bạo hành bởi những lời nói, lời chỉ trích và đe doạ liên tục. Ngoài ra, hành vi này còn được thể hiện theo cách cố tình lan truyền những sự thật không đúng, những tin đồn xấu nhằm mục đích hạ bệ, xúc phạm đến danh dự của người khác. Chính vì vậy, dấu hiệu bạo hành tâm lý này thường được chia ra theo hai dạng đó là: Trên mạng xã hội và trực tiếp ngoài đời.

  • Trên mạng: Để có thể phát tán hoặc lan truyền những thông tin này một cách nhanh chóng và được nhiều người biết đến một cách dễ dàng nhất người có hành vi xấu này thường sẽ lợi dụng các phương tiện như mạng xã hội, các phương tiện truyền thông,… Việc làm này có thể gây ra hậu quả rất lớn đến những nạn nhân vì khi những thông tin không đúng sự thật này được lan truyền rộng rãi mà không phải ai cũng có thể phân biệt rõ được đúng sai, dễ hùa theo những thông tin đấy để chỉ trích, cáo buộc, buộc tội dẫn đến những ám ảnh về tâm lý cho người khác rất lớn.
  • Ngoài đời thực: Một số người thao túng tự cho mình là chuyên gia, biết rất rõ một chủ đề nào đó và áp đặt kiến thức của họ lên nạn nhân, bắt họ phải tin điều mà người ấy đang nói. Điều này khiến người khác cảm thấy không đủ thông tin, cảm thấy ý kiến của mình là không đúng và phải phụ thuộc vào họ.

2. Bị đổ lỗi vô cớ

Cụm từ Scapgoating được dùng khi một người, hoặc một nhóm người bị đổ lỗi vô cớ cho hành vi mà họ không phạm phải.

thao-tung-tam-ly-3

Bạn nghĩ rằng đổ lỗi cho một người vô tội là việc tưởng chừng như không thể? Nhưng đối với một số người thì lại rất dễ dàng thực hiện điều này. Họ thường không quan tâm đến hành động hoặc lời nói của mình có thể làm tổn thương người khác, miễn là họ thoát khỏi tình huống đó. Những kẻ như vậy có thể thuyết phục bạn rằng lỗi của họ chính là của bạn mà không hề cảm thấy áy náy.

Tại chốn công sở hoặc môi trường đi làm, hiện tượng Scapegoating thường xảy ra thường xuyên. Ví dụ, một người có kinh nghiệm làm việc lâu năm và hiểu công việc lại giao dự án mà họ biết sẽ thất bại cho một người mới vào để có thể đùn đẩy trách nhiệm. Sau khi mọi việc diễn ra và kết quả xấu, nhân viên mới nghiễm nhiên phải nhận lỗi cho những vấn đề mà mình không kiểm soát được.

3. Bóp méo sự thật

Tuỳ vào một số trường hợp, người thao túng sẽ chỉ đơn giản nói dối hoặc giả vờ không biết về một vấn đề nào đó. Hoặc dấu hiệu này còn có một hình thức bóp méo khá tinh vi hơn là châm ngòi, gây sự nghi ngờ chính bản thân nạn nhân. Từ đó khiến họ nghi ngờ, đặt câu hỏi về khả năng, năng lực của bản thân chính mình, dẫn đến biểu hiện thiếu do dự và quyết đoán trong các quyết định của mình.

4. Im lặng, phớt lờ

Hành động im lặng hoặc phớt lờ thường xảy ra khi một cặp đôi đang cãi vã, nguyên nhân có thể đến từ những bất đồng hay những kì vọng không được đáp ứng bởi đối phương. Lúc này, một trong hai người sẽ thu mình lại và từ chối việc giải thích, làm rõ mong muốn hay nói ra chuyện của họ với người kia.

Tất nhiên, đối với nhiều người, việc mở lòng và bộc lộ cảm xúc là khá khó khăn. Tuy nhiên, sẽ có kẻ lạm dụng điều này để thao túng tâm lý. Bằng cách im lặng và phớt lờ, họ có thể điều khiển cách mà bạn đối xử hay nhìn nhận họ. Họ dùng nghệ thuật thao túng tâm lý này để né tránh những câu hỏi của bạn, hoặc để không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Điều gì xảy ra sau khi con người bị thao túng tâm lý

Chắc chắn sau khi bị thao túng tâm lý, nạn nhân sẽ không biết phải làm gì để làm hài lòng hoặc thỏa mãn kẻ thao túng, và thường sẽ cố gắng làm bất cứ điều gì để sửa chữa, thay đổi theo ý kẻ thao túng.

Thế nhưng:

  • Kẻ thao túng sẽ bỏ mặc nạn nhân với cảm giác thất vọng, xấu hổ, tội lỗi, tức giận, lo âu hay thậm chí là trầm cảm. Vì vậy, nạn nhân sẽ bị bỏ lại trong vòng xoáy cảm xúc mà họ sẽ phải vật lộn thậm chí là lạc lối để tìm đường ra ngoài.
  • Kẻ thao túng sẽ bỏ đi với cảm giác chiến thắng và chuyển sang nạn nhân tiếp theo với nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn. Còn phía nạn nhân sẽ rất có thể cần được tư vấn và sự giúp đỡ từ người khác để cố gắng xây dựng bản thân trở lại.

Quan trọng nhất là nạn nhân cần phải nhận ra rằng họ đã là một con tốt trong trò chơi tâm lý xấu xa để có thể trút bỏ đi tất cả những sự tiêu cực, tồi tệ mà mình đã trải qua trước đó.

Bất cứ ai đã trải qua điều này có thể sẽ cảm thấy suy sụp trong thời gian đầu. Nhưng sự suy yếu này chỉ là tạm thời mà thôi! Sau khi đã học xong những bài học đau đớn nhưng vô cùng quý giá trong đời, họ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước.

Cách đối phó với những hành vi thao túng tâm lý

Thao túng tâm lý rất nguy hiểm vì chúng có thể xảy ra từ chính những người thân trong gia đình, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Khiến người bị thao túng có thể bị ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cả về sức khoẻ và tâm lý. Nếu thường xuyên bị người khác thao túng tâm lý khiến bạn đau khổ, thì đây là mối quan hệ độc hại mà bạn cần tỉnh táo nhận ra, tìm cách giải quyết và “dứt áo” ra đi khỏi mối quan hệ này.

thao-tung-tam-ly-4

Để có thể thay đổi hay ngăn cản người thao túng tâm lý dừng những hành vi trên là rất khó. Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với hành vi thao túng tâm lý tại nơi làm việc hoặc ở nhà, khó tránh khỏi các tình huống trên thì bạn có thể chủ động đối phó qua một số cách như sau để bảo vệ bản thân khỏi thao túng tâm lý:

  • Tránh tiếp xúc với những người thường xuyên thể hiện tình cảm thái quá, giả tạo.
  • Khẳng định bản thân và ranh giới của bạn bằng lời nói.
  • Trao đổi, thảo luận với những người khác về thao túng tâm lý và nhận được sự xác nhận, giúp đỡ của họ.
  • Không nên đưa ra quyết định vội vàng mà hãy cần thời gian suy nghĩ tỉnh táo và lý trí để tránh những điều hối tiếc về sau này.
  • Để ý đến hành động thay vì lời nói của đối phương. Những kẻ thao túng thường nói một đằng làm một nẻo và thường xuyên không giữ lời hứa.
  • Hãy nhớ rằng kẻ thao túng mới là người phải chịu trách nhiệm 100% về hành vi của mình chứ không phải là bạn.
  • Nên chấm dứt mối quan hệ càng sớm càng tốt nếu bạn cảm thấy bản thân không được đối phương tôn trọng.

Có thể thấy, hành vi thao túng tâm lý có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu gây ảnh hưởng, khiến bạn áp lực, tự ti và ảnh hưởng sức khỏe của bạn thân. Chính vì vậy, bạn cần tỉnh táo để nhận biết các dấu hiệu của các hành vi thao túng tâm lý giúp cân bằng và đảm bảo sức khỏe tinh thần của chính mình!

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general