3 Cách làm bánh khọt giòn, thơm ngon nhân mềm như ngoài hàng

Món bánh khọt là một món ăn dân dã của người dân miền Trung. Cho đến nay, mức độ nổi tiếng của món bánh khọt này đã lan rộng ra khắp cả 3 vùng miền và đón nhận sự yêu thích của rất nhiều thực khách khi thưởng thức qua món bánh dân dã này. Bánh khọt giòn rụm ăn kèm rau sống tươi mát và nước mắm chua ngọt, cay nồng, đầy hấp dẫn thì còn gì bằng. Cách làm bánh khọt không hề khó nhưng đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ để vỏ bánh đạt được độ giòn rụm mà không bị cháy khét. Cùng khám phá cách làm bánh khọt hấp dẫn ngay tại đây để trổ tài nấu nướng cho bạn bè và gia đình!

1. Cách làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

Cách làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây hấp dẫn, thơm ngon được hướng dẫn ngay sau đây sẽ giúp bạn có ngay món ăn để đổi vị cho bản thân, bạn bè và gia đình hay thậm chí có thể kinh doanh một quán ăn nhỏ cho riêng bản thân mình. Bánh khọt hấp dẫn người dùng nhờ vào vị giòn tan của lớp vỏ bánh làm từ bột gạo và vị ngọt đậm đà của các loại nhân tôm, nhân thịt bên trong.

Nguyên liệu để làm bánh khọt nước cốt dừa miền Tây

  • 500g Bột gạo
  • 1 Bát cơm nguội
  • 10g Bột nghệ
  • 200g Thịt ba chỉ
  • 300g Tôm
  • 100g Giá
  • 100ml Nước cốt dừa
  • 100ml Nước dừa
  • 2 Củ hành tím
  • 20g Hành lá
  • 1 Củ tỏi
  • 2 Trái ớt hiểm
  • Đồ chua hoặc 1 trái chanh

Cách làm bánh khọt nước cốt dừa của miền Tây

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cho bột gạo đã lọc vào 1 chiếc bát tô, đồng thời chừa lại 1 muỗng canh bột gạo để cho vào nước cốt dừa tạo cho phần nước cốt dừa có độ sánh nhẹ.

Hành tím đem đi bóc vỏ rồi băm nhỏ; hành lá đem rửa sạch rồi cắt nhỏ; tỏi đem băm nhuyễn; ớt hiểm băm nhỏ.

Bạn cắt bỏ đầu tôm đất, chân, rút đường chỉ lưng rồi đem rửa sạch sau đó để cho ráo nước.

Giá cắt khúc ngắn tầm khoảng 1cm. Bạn cho cơm nguội vào máy xay sinh tố, thêm vào đó khoảng 100ml nước lọc và xay cho đến khi cơm nguội nhuyễn ra.

Bước 2: Pha bột

cach-lam-banh-khot-01

Bạn cho 100ml nước vào tô bột gạo đã được lọc, rồi bạn đổ phần cơm nguội đã xay nhuyễn vào tô, sau đó bạn cho thêm vào tô bột gạo đó: 10g bột nghệ, 1 thìa cà phê muối và 100ml nước cốt dừa, dùng thìa khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau và để bột nghỉ tầm khoảng 60 – 90 phút.

Bước 3: Nấu nước mắm

Bạn cho vào nồi 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, ½ thìa cà phê muối, dùng thìa khuấy đều, đun cho khi nước mắm sôi lên thì bạn tắt bếp.

Đổ phần nước mắm đã đun ra tô, đợi cho đến khi nước mắm nguội hẳn thì bạn cho phần ớt cắt nhỏ, tỏi băm vào khuấy đều. Nếu ở nhà bạn có đồ chua thì có thể cho thêm một chút đồ chua, nếu không có thể cho thêm 1 thìa nước cốt chanh để nước mắm có vị chua nhẹ.

Bước 4: Xào tôm

Bạn bắc chảo lên bếp, đợi khi chảo nóng thì bạn cho vào chảo 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu ăn nóng lên thì bạn cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, sau đó bạn cho tôm vào xào cùng, nêm nếm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm và đảo đều tay để gia vị ngấm vào tôm. Bạn xào tôm tầm khoảng 3 phút là tôm đã chín thì bạn tắt bếp.

Bước 5: Xào thịt

Bạn tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo, cho hành tím vào phi thơm sau đó cho thịt vào xào cùng, nêm nếm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, xào thịt tầm khoảng 3 – 4 phút là thịt chín, bạn đem thịt cho ra đĩa.

Bước 6: Nấu nước cốt dừa

Cho 1 thìa canh bột gạo lọc đã chừa lại trước đó vào tô, sau đó cho thêm 50ml nước lọc rồi bạn dùng thìa khuấy đều cho đến khi bột tan hết.

Trong khi đó, bạn đặt chảo lên bếp, đổ phần nước cốt dừa vào chảo sau đó đổ nước bột gạo đã lọc vào, nêm nếm thêm ½ thìa cà phê muối, dùng thìa khuấy đều, đun cho đến khi nước cốt dừa có độ đặc sánh thì bạn tắt bếp rồi cho ra tô.

Bước 7: Đổ bánh khọt

Bạn cho giá đỗ, hành lá vào phần bột gạo đã pha trước đó, dùng thìa khuấy đều.

Tiếp theo, bạn đặt khuôn bánh khọt lên bếp, đun đến khi khuôn bánh nóng lên, sau đó bạn múc bột đổ từng thìa bột vào khuôn bánh khọt. Thấy mặt bánh se lại thì bạn múc thịt cho lên trên phần mặt bánh, cuối cùng là cho tôm và nước cốt dừa vào.

Khi mặt dưới của bánh khọt đã vàng đẹp mắt và phần bột bên trên cũng đã chín thì cho ra đĩa.

Bước 8: Thành phẩm

Món bánh khọt nước cốt dừa miền Tây khi ăn bạn sẽ cảm nhận được phần bánh khọt xốp lên, giòn rụm, thịt tôm ngọt, hòa quyện cùng vị nước cốt dừa béo ngậy, ăn kèm với rau sống chấm nước mắm chua chua, ngọt ngọt, cay cay đảm bảo là ngon hết sảy luôn nhé!

cach-lam-banh-khot-00

2. Cách làm bánh khọt hương vị truyền thống

Bánh khọt là một trong những món ăn truyền thống, đặc sản nổi tiếng của miền sông nước, với lớp vỏ ngoài giòn rụm, phần nhân bên trong thì mềm béo, ăn hoài không thấy ngán. Còn gì bằng khi được thưởng thức món bánh khọt trong những ngày se lạnh, quây quần bên nhau, cuốn chút rau sống rồi chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt, cay cay thì hạnh phúc biết bao. Đùng bỏ qua cách làm bánh khọt hương vị truyền thống cho gia đình.

Nguyên liệu làm bánh khọt hương vị truyền thống

  • 400g Gạo tẻ
  • 500ml Nước cốt dừa
  • 1L Nước cốt dừa dão
  • Hành lá cắt nhuyễn
  • 100g Cơm nguội
  • 1 Thìa cà phê bột nghệ
  • 1 Quả trứng gà
  • 300g Bột mì số 8 (Bột mì đa dụng)
  • 10g Bột năng
  • Gia vị: Đường, muối,…
  • Vật dụng: Khuôn đổ bánh khọt

Cách làm bánh khọt hương vị truyền thống

Bước 1: Pha bột

Ngâm gạo ít nhất trong vòng 8 tiếng, vo sạch, để ráo nước khoảng 5 – 10 phút.

Dùng máy xay để xay gạo từng ít một cho đến khi nhuyễn mịn. Trong khi xay, bạn cho thêm một ít nước cốt dừa vào. Bạn cho thêm cơm nguội, bột nghệ, bột mì, trứng gà, ½ thìa cà phê muối vào hỗn hợp gạo, tiếp tục xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp ra bát tô, thêm một chút nước cốt dừa, vừa cho vừa khuấy đều.

Để hỗn hợp bột nghỉ tầm khoảng 30 phút rồi sau đó, cho bột năng, hành lá, 1 thìa canh đường, ¼ thìa cà phê muối vào nước cốt dừa, khuấy đều.

Lưu ý: Nếu bạn muốn bánh được chắc hơn thì cho thêm bột gạo, còn nếu muốn bánh giòn hơn thì có thể cho thêm bột chiên giòn.

Bước 2: Đổ bánh

Đặt khuôn lên bếp và cho một chút dầu ăn. Dùng bếp than hoặc bếp củi đổ bánh khọt sẽ ngon hơn bếp gas do lửa phân bố đều, không chỉ tập trung ở giữa như bếp gas.

Khi khuôn nóng thì múc bột vào sao cho lưng lưng, rồi múc nước cốt dừa rưới lên trên, để lửa nhỏ và đậy nắp lại.

Khi mặt ngoài bánh vàng, giòn ở bên ngoài thì lấy ra. Những chiếc bánh ở giữa khuôn sẽ chín trước những chiếc bánh ở rìa. Tiến hành làm hết phần nước cốt dừa và phần bột.

Bước 3: Thành phẩm

Bánh khọt làm xong thì cho ra đĩa, bánh khọt vàng giòn đẹp mắt, thơm ngon.

Cách làm bánh khọt thành công là bánh phải giòn bên ngoài và bông xốp ở bên trong. Nhân bánh đậm vị, ngọt ngọt, mặn mặn đan xen và có độ béo ngậy của nước cốt dừa.

Khi làm xong dùng kèm với nước mắm chua ngọt, xà lách, rau thơm, dưa leo,… thì ngon phải biết.

cach-lam-banh-khot-2

3. Cách làm bánh khọt miền Trung ngon chuẩn vị

Bánh khọt là một món bánh của người miền dân Trung với cách làm rất đơn giản nhưng nó lại rất thơm ngon. Bánh được làm với phần bột giòn rụm, nhân tôm mằn mặn, nước mắm chua ngọt, cay nồng rất hấp dẫn. Cách làm bánh khọt miền Trung giòn ngon quan trọng nhất ở khâu pha bột và đổ bánh.

Nguyên liệu để làm bánh khọt miền Trung

  • 200g Bột gạo
  • 100g Bột năng
  • 1 Thìa cà phê bột nghệ
  • 100g Cà rốt, đu đủ bào sợi
  • 10g Hành lá cắt nhỏ
  • 5g Hành tím băm
  • 1 Thìa canh nước cốt chanh
  • 3 Trái ớt băm
  • 10g Tỏi băm
  • 200g Tôm
  • 1 Quả trứng gà
  • 10 Quả trứng cút
  • Rau thơm, cải xanh
  • Gia vị: Giấm, đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm, muối,…

Cách làm bánh khọt miền Trung

Bước 1: Pha bột

Trộn lẫn bột gạo với bột năng, cho thêm trứng gà, hành lá, 1 ít tiêu, 450ml nước lạnh, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột nghệ. Trộn đều các nguyên liệu trên rồi để bột nghỉ khoảng 60 phút.

Bước 2: Làm phần nhân

Cắt bỏ đầu tôm, bóc vỏ, rồi đem rửa sạch, ướp cùng với 5g hành tím băm, 5g tỏi băm, 1 ít tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê đường, để vào ngăn mát tủ lạnh tầm khoảng 30 phút.

Đặt chảo lên bếp, cho thêm 1 ít dầu vào, xào tôm cho đến khi tôm chín, săn lại thì cho ra bát.

Trứng cút luộc cho chín, cho ra bát để nguội, rồi đem đi bóc vỏ và cắt đôi theo chiều dọc.

Bước 3: Làm đồ chua và pha nước mắm

Làm đồ chua: Hòa tan 2 thìa canh giấm và 2 thìa canh đường trong 1 cái bát tô, ngâm cà rốt cùng với đu đủ bào sợi trong vòng 1 tiếng.

Pha nước mắm: Khuấy đều 1 thìa canh nước cốt chanh, 10 thìa canh nước mắm, 20 thìa canh nước lọc, 10 thìa canh đường, 5g tỏi băm, ớt băm.

Bước 4: Đổ bánh & thưởng thức

Đặt khuôn bánh khọt lên bếp, vặn lửa nhỏ, khi khuôn bánh nóng lên và cho dầu lên 2 mặt khuôn. Đổ bột đầy tầm khoảng 2/3 khuôn. Khi bột đã gần chín, bạn cho tôm và trứng cút đã luộc lên. Đậy nắp trong vòng 2 phút, đợi bánh chín, vớt ra cho vào tô có lót sẵn giấy thấm dầu mỡ.

Bước 5: Thành phẩm

Bánh khọt cho ra đĩa ăn cùng với rau sống và nước chấm rất ngon. Món ăn khi dùng nóng sẽ giòn rụm và ngon hơn rất nhiều. Hãy làm món này vào những ngày rảnh rỗi để cả gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé!

cach-lam-banh-khot-3

Cách làm bánh khọt ngon theo từng vùng miền sẽ giúp bạn có được món ăn ưng ý. Theo sở thích của gia đình, bạn có thể chọn loại mà mình thích nhất. Chúc cả nhà có một bữa ăn thật ngon miệng và hấp dẫn. Thông qua các món ăn, các chị em nội trợ cũng có thể hiện tài nấu nướng và kỹ năng làm bánh siêu phàm của mình.

Diệu An

Diệu An

Khám phá trải nghiệm du lịch từ mọi miền đất nước với hàng nghìn văn hóa ẩm thực khác nhau, chỉ nghe thôi đã thấy thật thú vị. Và nếu như bạn đang có kế hoạch du lịch tới một địa danh nổi tiếng nhưng chưa thật sự hiểu nhiều về nơi đó, vậy thì hãy để Diệu An mang đến cho bạn một chuyến đi đầy trải nghiệm bằng những thông tin và gợi ý thú vị về các vùng đất mới mẻ này nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general