Phần lớn ai trong chúng ta cũng luôn được cha mẹ nhắc nhở rằng: Cố gắng cắp sách đến trường để học lấy kiến thức và sau này có công việc ổn định, an toàn. Tuy nhiên, với thời đại kinh tế như hiện này, lời khuyên đó còn có giá trị hay không? Chúng ta không phải cứ học giỏi là chắc chắn sẽ giàu có nhưng nếu như không có kiến thức, việc làm giàu sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, với thời đại kinh tế như hiện nay, nếu như chúng ta thiếu đi sự hiểu biết về kinh doanh, quản lý tài chính của mình thì sẽ không bao giờ phát triển được. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về cuốn sách Cha giàu cha nghèo – Rich dad poor dad để hiểu hơn về những quy tắc làm giàu một cách có đầu óc, thông minh.
Đôi nét về tác giả cuốn sách Cha giàu cha nghèo
Robert T. Kiyosaki sinh năm 1947, ông là một nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách. Tuy nhiên, cuốn sách Cha giàu cha nghèo – Rich dad poor dad là sản phẩm nổi bật hơn cả. Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã viết 18 cuốn sách và bán tổng cộng 26 triệu bản trên toàn thế giới.
Cuốn sách Cha giàu cha nghèo – Rich dad poor dad là sự kết hợp giữa Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter – một người là nhà đầu tư tài giỏi, bà cũng là thầy giáo của “trường học triệu phú” và đồng thời là một kế toán trưởng tài năng và cũng là một người mẹ luôn quan tâm đến sự phát triển của con cái. Vì muốn cho mọi người thấy được sự đặc biệt của những người cha mẹ, những đứa trẻ sống trong xã hội hiện đại luôn có cái nhìn đầy đủ về đồng tiền cũng như tầm quan trọng của nó. Cuốn sách này chính là một công cụ giáo dục tốt cho những ai có hứng thú trong việc nâng cao khả năng kinh doanh cũng như cải thiện tình hình tài chính cho bản thân mình.
4 Bài học đắt giá Cha giàu cha nghèo muốn gửi đến bạn đọc
Theo như tựa đề của cuốn sách, nhân vật “tôi” có 2 người cha, một người cha giàu nhưng học hết lớp tám và một người “cha nghèo” nhưng lại có trình độ học vấn cao khi sở hữu cả tấm bằng thạc sĩ danh giá trên tay.
Hai người cha có những quan điểm đối lập nhau về đồng tiền, trong khi người “cha nghèo” luôn cực kỳ đam mê tiền bạc và đó cũng chính là nguồn cội của mọi điều xấu xa. Còn người cha giàu lại khác, ông cho rằng chính sự thiếu thốn về tiền bạc mới dễ khiến cho con người sa vào những tội lỗi không lối thoát. Nhân vật “tôi” trong cuốn sách, kể từ khi chỉ là một cậu bé 9 tuổi đã luôn chủ động tìm kiếm đến người cha giàu của mình để học hỏi những cách để trở nên giàu có. Đó cũng chính là những nguyên tắc mà cuốn sách đã chia sẻ đến bạn học. Dưới đây là 4 bài học đắt giá mà cuốn sách muốn gửi gắm đến bạn:
Bài học đầu tiên: Người giàu không phải “nô lệ” của đồng tiền mà họ sẽ biến đồng tiền làm việc cho mình
Sự dẫn dắt vào bài học đầu tiên này chính là câu chuyện về 2 cậu bé 9 tuổi và luôn mong muốn, khao khát làm giàu và họ đã tìm đến người cha của mình với mong muốn sẽ được học những điều thú vị. Hai cậu bé đã nhận được công việc làm thêm với thù lao là 10 xu/giờ – đây được xem là cái giá khá bèo bọt và với nhiều người có thể nghĩ đó là bóc lột sức lao động của trẻ em.
Quá bất mãn với tình hình hiện tại, cậu bé 9 tuổi lại một lần nữa đứng trước mặt người cha giàu với mong muốn tăng lương tuy nhiên khi cuộc đàm phán kết thúc, cậu bé lại nhận được con số 0 đồng hay chính là làm việc không lương.
Nhờ câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu về một cái bẫy về sự chạy đua vô tận trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi chúng ta luôn không ngừng cố gắng học tập chăm chỉ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường với mong muốn sau này ra trường sẽ tìm được công việc với mức lương ổn định. Nhưng họ không biết rằng, liệu mình có thật sự thích một cuộc sống “làm công, ăn lương” như vậy hay không. Một cuộc sống luôn bị cuốn theo vòng xoay của tiền bạc cùng những rắc rối liên quan đến tài chính.
Thông qua câu chuyện đó, người cha muốn dạy cho cậu bé bài học là đừng để nỗi lo sợ vì thiếu tiền làm che mắt đi tầm nhìn sâu xa trong tương lai để rồi đến một ngày nào đó mình sẽ rơi vào vòng xoáy của tiền bạc. Các bạn không nên chỉ cố gắng đi làm vì tiền để rồi biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền mặc dù chúng ta luôn cảm thấy vui khi có tiền nhưng đó sẽ chỉ là niềm vui ngắn ngủi, phút chốc nếu như chúng ta không thực sự tìm được giá trị cuộc sống.
Bài học thứ hai: Người cha giàu đã dạy con về cách phân biệt giữa hai khái niệm “Tài sản” và “Tiêu sản” là yếu tố đầu tiên để giúp cuộc sống thành công
Các bạn có thể hiểu rằng, tài sản là những thứ bỏ vào túi chúng ta nhưng tiêu sản lại là những thứ lấy ra từ túi của chúng ta. Những người giàu họ luôn biết cách mua tài sản còn những người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ mua tiêu sản nhưng họ lại lầm tưởng rằng mình mua tài sản.
Người cha giàu muốn có con của mình hiểu được những thứ cơ bản về tài chính, những con số nhỏ ở thời điểm hiện tại nhưng chúng sẽ có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Với tầm nhìn giúp tăng tài sản, giảm tiểu sản mới chính là bí quyết để bạn trở nên thật giàu có.
Thay vì việc dồn hết tiền vào những đồ vật tiêu sản như ô tô, nhà cửa,…để rồi bản thân rơi vào những khoản nợ, tín dụng để rồi lại một lần nữa bị cuốn theo vòng lặp của dòng tiền, cứ đi làm để trả nợ mà không biết đến tương lai.
Bài học thứ ba: Hãy kinh doanh nếu bạn muốn trở nên giàu có
Những vấn đề rắc rối liên quan đến tài chính thường bắt nguồn từ việc con người ta luôn không ngừng chăm chỉ, cố gắng kiếm tiền chỉ để làm giàu cho ai đó. Vì vậy, những người giàu họ luôn làm việc cho chính mình với nhiều hình thức khác nhau như thành lập công ty,…Tuy nhiên, để có thể chèo lái một công ty thành công và “nuôi” hàng ngàn công nhân viên không phải là điều dễ dàng, những người chủ phải có khối kiến thức tài chính vững chắc, điều mà người cha coi là IQ tài chính – sự tổng hòa của 5 yếu tố gồm kế toán, đầu tư, sự thấu hiểu thị trường, quy luật cung cầu và luật pháp. Trong các yếu tố vừa liệt kê, người cha đã nhấn mạnh đến vấn đề “đầu tư” là quan trọng hơn cả. Một nhà đầu tư thông minh là người có thể nhìn thấy những chiến lược trước số đông và không bỏ lỡ điều đó.
Bài học cuối cùng: Không nên làm việc vì tiền mà hãy làm việc để nhận lại những kiến thức, tiếp thu kiến thức
Đối với nhiều người, con đường học vấn sẽ chỉ dừng lại tại 4 năm đại học và khi họ ra trường, tìm kiếm cho mình một công việc ổn định, họ sẽ xem nhẹ việc học hơn. Tuy nhiên, muốn trở nên giàu có, thành công thì bạn cần học tập không ngừng nghỉ, đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tác giả đã đề cập đến một câu chuyện về buổi phỏng vấn của ông tại Singapore, khi có một người phóng viên hỏi ông về bí quyết làm thế nào để trở thành tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất bởi bản thân người phóng viên đó là một người có đam mê và kỹ năng viết sách nhưng lại chẳng thể nào tự mình xuất bản một cuốn sách. Khi đó, Kiyosaki đã khuyên cô phóng viên nên tham gia một khóa học về kỹ năng bán hàng và đó là lời khuyên khiến khá nhiều người bất ngờ.
Ngoài ra, người phóng viên còn có cảm giác bị đụng chạm, bởi một người có bằng tiến sĩ về ngôn ngữ như cô cần gì phải đi học về kỹ năng bán sách. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của vấn đề đó chính là việc học luôn là vấn đề bao la, dẫu bạn là một người có lối diễn đạt xuất chúng nhưng để trở thành một tác giả bán chạy, kỹ năng bán hàng là điều không thể thiếu. Do đó, bạn nên không ngừng học tập, không ngừng thay đổi bản thân để ngày một trở nên hoàn thiện, phát triển hơn.
Ngoài ra, theo tác giả, kẻ yếu thế mỗi khi gặp khó khăn chỉ biết lo lắng, than vãn nhưng kẻ chiến thắng sẽ là người biết bình tĩnh, phân tích và phán đoán để lật ngược tình thế và với kinh doanh cũng như cơ hội làm giàu cũng vậy, họ phải là những người có tầm nhìn hoặc thậm chí là đi ngược lại với số đông.
Có thể cuốn sách Cha giàu cha nghèo chính là một cuốn sách về tài chính cực kỳ hay và thú vị mà bạn nên đọc thử ít nhất một lần trong đời để có những giải pháp cho vấn đề tài chính của mình. Ngoài ra, qua cuốn sách chúng ta cũng có thể thấy, tiền bạc chỉ là vật chất, chúng ta nên làm việc vì cuộc sống, để có một cuộc sống thoải chứ không phải hàng ngày kiếm tiến và rồi dần trở thành nô lệ của chúng.