Những Lễ hội Hà Nội ấn tượng và tiêu biểu nhất Tết 2023

Hà Nội là địa danh ngàn năm văn hiến với những lễ hội truyền thống lâu đời cực ấn tượng với người dân nơi đây và du khách quốc tế. Những lễ hội Hà Nội thường diễn ra vào đầu năm mới, tạo ra nhiều nét văn hoá và vẻ đẹp độc đáo vào dịp Tết tại Thủ đô. Nếu bạn quan tâm, cùng tìm hiểu những lễ hội Hà Nội tiêu biểu dưới đây nhé!

Lễ hội Gióng Sóc Sơn

Hội Gióng là một lễ hội Hà Nội với văn hóa cổ truyền ở phía Bắc nhằm mô phỏng chân thật, sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu giữa thánh Gióng cùng nhân dân Văn Lang với giặc Ân xâm lược. Thông qua đó lễ hội mong muốn sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng về các cách tổ chức cũng như hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa. Từ đó liên tưởng đến bản chất tất thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa, chiến tranh toàn dân, toàn quốc, toàn diện nhằm giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc và người dân.

​​le-hoi-ha-noi-1

Thủ đô Hà Nội là nơi Thánh Gióng ghé qua trước khi ông bay về trời. Cũng chính vì thế nên vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi người dân ở xã Phù Linh sẽ mở hội linh đình kéo dài 3 ngày tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn sẽ được tổ chức long trọng với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương và cuối cùng là dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Ngoài ra, nhiều trò chơi dân gian sôi động như cờ tướng, hát ca trù, chọi gà, hát chèo… sẽ được tổ chức sôi nổi.

  • Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Thời gian: Ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội Gò Đống Đa

Lễ hội Gò Đống Đa đến nay đã có hơn 200 năm tuổi lịch sử nhưng lễ hội này vẫn giữ nguyên được nghi thức và tinh thần vốn có. Đây cũng được coi là một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Nội có lịch sử lâu đời nhất. Không chỉ tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi lẫy lừng mà còn là ngày lễ tưởng nhớ vong linh những binh sĩ từng ngã xuống trong trận đánh. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp thành phố, nghi thức rước kiệu sẽ bắt đầu từ đình Khương Thượng và kết thúc ở gò Đống Đa sau khi hoàn tất việc dâng 6 tuần rượu. Sau đó là màn biểu diễn của đội múa lân, đội múa rồng, đội cờ, đội nghi thức, cờ lọng rực rỡ sắc màu… So với các lễ hội ở Hà Nội thì hội Gò Đống Đa cũng có nhiều trò chơi không kém phần hấp dẫn với các trò biểu diễn chèo, đấu võ, cờ người, chọi gà, kéo co…

le-hoi-ha-noi-2

  • Địa điểm: Gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian: Ngày 5 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội ở Hà Nội có quy mô lớn và thu hút đông đảo du khách thập phương. Đặc biệt, trong hành trình hành hương đến chùa, du khách hoặc những người tham gia hội sẽ được ngồi thuyền trên dòng sông Yến thơ mộng, tham quan từng bậc thang đá để đến động Hương Tích… Nhờ đó, du khách có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây cũng như hòa mình vào không khí sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn: Nghe hát ca trù, lễ khai sơn… Đều là các hoạt động chủ đạo thường thấy tại các lễ hội ở Hà Nội. Không những thế, chùa Hương cũng là danh thắng du lịch Hà Nội giành được nhiều người đánh giá với những mỹ từ như: Nam Thiên Đệ Nhất Động, kỳ sơn tú thủy…

​​le-hoi-ha-noi-3

  • Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Thời gian: Từ ngày 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng Ba âm lịch.

 

Lễ hội thành Cổ Loa

Lễ hội Thành Cổ Loa dù đã trải qua hàng nghìn năm tuổi nhưng vẻ đẹp truyền thống với nhiều nghi lễ linh thiêng thể hiện rõ tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt vẫn được giữ nguyên. Đồng thời, đây cũng là một trong các lễ hội ở Hà Nội có quy mô và đầu tư tổ chức lớn. Bên cạnh nghi lễ rước kiệu, lễ bái linh thiêng, nếu bạn đếni làng Cổ Loa vào thời gian này, du khách còn có cơ hội trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Đấu vật, bắn nỏ, thổi cơm thi, đu tiên, hát trù, hát tuồng…; hay thưởng thức những món ngon nổi tiếng của mảnh đất Đông Anh như: Bún Mạch Tràng, cháo trai…

le-hoi-ha-noi-4

  • Địa điểm: Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Thời gian: Ngày 6 – 16 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội làng Bát Tràng

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt. Qua đó người dân cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, gửi gắm khát vọng về cuộc sống luôn được hạnh phúc, no ấm. Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng.Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau và tạo nên nét đặc trưng riêng những nổi bật và ấn tượng nhất có lẽ là trò chơi cờ người và hát thờ. Bởi vậy đừng bỏ qua lễ hội ý nghĩa này trong lịch trình khám phá Hà Nội của bạn.

le-hoi-ha-noi-5

  • Địa điểm: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  • Thời gian: Ngày 14 – 15 tháng hai âm lịch

Lễ hội làng Lệ Mật

Như một tập tục truyền thống, Lễ hội làng Lệ Mật cứ vào từ ngày 21-23 tháng 3 Âm lịch cư dân Lệ Mật sẽ thực hiện một nghi lễ độc đáo gọi là Đa Ngư (lễ cầu ngư) vào dịp lễ hội. Nghi lễ này tái hiện lại truyền thuyết rằng một thanh niên tên Hoàng xả thân mình để đánh thủy quái Giảo Long và giành lại được xác công chúa bị đuối nước. Lễ Đa Ngư là một cuộc trình diễn tâm linh, qua đó, gửi gắm những lời cầu nguyện, cảm tạ công ơn của công chúa đến người dân của Thành Hoàng. Ước nguyện ấy dường như thường xuyên linh ứng vào đêm trước ngày ra khơi đánh cá, trời thường vận mưa, nhờ vào mưa gió mà chuyển cá từ Hồ Tây về lại Giếng Ngọc cho người dân đánh bắt. Nhân dân địa phương thường lưu truyền rằng con cá mà công chúa gửi về bao giờ cũng sẽ có chấm đỏ hoặc chấm vàng ở trên lớp vảy thân cá.

le-hoi-ha-noi-6

Đặc biệt, trong lễ hội làng có trò múa rắn độc đáo là cầm tinh con rắn. Nó được làm bằng tre với mái tranh và tượng trưng cho thủy quái đã bị đánh bại bằng sức mạnh và ý chí của một thanh niên tên Hoàng. Người ta còn tổ chức các hội thi rắn lớn, rắn đẹp, rắn lạ… Đồng thời, truyền bí kíp, bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc độc rắn, chữa rắn độc cắn… Người đi lễ hội được thưởng thức các món đặc sản làm từ thịt rắn.

  • Địa điểm: Làng Lệ Mật, Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  • Thời gian: Ngày 21-23 tháng 3 Âm lịch

Những lễ hội Hà Nội truyền thống là dịp để bạn ôn lại nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng, tham quan các di tích cùng với nhiều hoạt động đặc sắc trong những ngày mùa xuân tươi đẹp. Hơn thế nữa, bạn còn được ngắm cảnh đẹp và có những khoảng thời gian đầy ý nghĩa, hành trình đáng nhớ khi đến Thủ đô của mình.

Mai Anh

Mai Anh

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, tính năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy khó khăn của người tiêu dùng là lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và chất lượng. Mai Anh hi vọng qua những bài reviews, đánh giá, tổng hợp của mình trên Phongreviews sẽ giúp cho quý đọc giả lựa chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý. Mai Anh và đội ngũ tác giả trên Phongreviews rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao chất lượng nội dung và ngày càng nhiều sản phẩm được đánh giá, reviews hơn nữa. Cảm ơn quý đọc giả đã ghé thăm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phong Reviews
Logo
Enable registration in settings - general